Hào hùng 'Ngày hội Văn hoá vì hoà bình'

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, sáng 6/10, UBND thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” tại khu vực hồ Hoàn Kiếm. Đây là sự kiện trọng điểm trong chuỗi các hoạt động văn hóa đặc sắc của thành phố.

Tham dự ngày hội có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường. Về phía thành phố Hà Nội có nguyên Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh; Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương cùng lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, thành phố, các tổ chức quốc tế và đông đảo các tầng lớp nhân dân trên cả nước và Thủ đô Hà Nội.

Các vị đại biểu tham dự.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội - Trưởng Ban Tổ chức "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" nhấn mạnh sự kiện là dịp để lan tỏa thông điệp về giá trị của văn hóa, hòa bình và sức sáng tạo của con người Thăng Long - Hà Nội qua các thời kỳ.

Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh phát biểu.

Phát biểu tại sự kiện, bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc, Trưởng đại diện các tổ chức của Liên hợp quốc tại Việt Nam khẳng định, Hà Nội, với hơn 1.000 năm văn hóa và lịch sử, luôn thể hiện tinh thần kiên cường và tái sinh.

Bà Pauline Tamesis - Trưởng đại diện các tổ chức của Liên hợp quốc tại Việt Nam phát biểu: "Liên hợp quốc luôn duy trì mối quan hệ đối tác lâu dài và hiệu quả với Thủ đô Hà Nội. Đồng hành với Hà Nội trong quá trình chuyển mình ngoạn mục, kể từ khi Hà Nội được UNESCO công nhận là thành phố sáng tạo đầu tiên tại Việt Nam. Thành phố Hà Nội đã và đang huy động được nguồn lực mạnh mẽ từ thế hệ trẻ tham gia vào quá trình đổi mới sáng tạo để phấn đấu xây dựng Hà Nội trở thành thành phố đáng sống hơn cho mọi người dân".

Hình ảnh Lãnh đạo Ủy ban Quân chính Hà Nội từ Việt Bắc tiến về giải phóng Thủ đô ngày 10/10/1954 được tái hiện trong "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình".

"Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" được tổ chức dưới hình thức không gian văn hóa, lịch sử - sân khấu thực cảnh. Chương trình được chia làm ba phần chính, với sự tham gia của hơn 8.000 người. Trong đó, phần 1 – Ký ức Hà Nội, tái hiện lại những thời khắc lịch sử của Hà Nội qua các tiết mục nghệ thuật; phần 2 – Dòng chảy di sản, giới thiệu các di sản văn hóa của Thủ đô; phần 3 – Hà Nội, Thành phố vì hòa bình, thành phố sáng tạo.

Đó cũng là hành trình phát triển của Hà Nội từ một thành phố bị tàn phá bởi chiến tranh trở thành một đô thị với sức sống mạnh mẽ, năng động, hiện đại. 70 năm đã trôi qua, những vết bom, đạn hằn trên từng chiến địa ở 36 phố, phường năm xưa như vết thương đã lên da. Thủ đô đã đổi thay nhanh chóng, phát triển toàn diện và bền vững từ thành thị đến vùng nông thôn. Hà Nội đang cùng cả nước vươn mình trong kỷ nguyên mới, thể hiện khát vọng xây dựng Hà Nội - Thành phố vì hòa bình - Thành phố sáng tạo; Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" như Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tái hiện hình ảnh đoàn quân chiến thắng trở về.

Hoành tráng, sinh động nhưng cũng đầy lắng đọng. Đó là cảm nhận của rất nhiều người tham dự ngày hội. Cùng với đó là niềm tự hào về lịch sử hơn 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, về một thành phố vì hòa bình.

Nghệ sĩ nhân dân Trần Quốc Chiêm – Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội chia sẻ: "Tôi cảm thấy không khí nơi đây rất sôi động, hồ hởi, vui vẻ và các di sản văn hóa của Hà Nội đã được trình diễn cho bạn bè quốc tế cũng như nhân dân Thủ đô, nhân dân cả nước được chiêm ngưỡng".

Chị Nguyễn Thị Liên Trang – Xã Cao Dương – Huyện Thanh Oai cho hay: "Hôm nay thực sự tôi rất vui, xúc động hòa cùng với niềm hân hoan của mọi công dân Thủ đô trong Ngày hội Văn hóa vì hòa bình. Tất cả các màn trình diễn hôm nay của các diễn viên rất tốt, nhưng tôi ấn tượng nhất với màn khởi đầu là Khải hoàn ca".

"Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" là một trong những sự kiện chính của chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm giải phóng Thủ đô do thành phố Hà Nội tổ chức. Sự kiện này thực sự là ngày hội của người dân Hà Nội vì được thực hiện bởi hàng nghìn quần chúng, nhân dân Thủ đô. Đây còn là dịp để chúng ta tôn vinh nền văn hiến, bản sắc văn hóa vì hòa bình của Thủ đô Hà Nội, vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi lắng đọng hào khí Thăng Long, hồn thiêng sông núi, nơi kết tinh và tỏa sáng trí tuệ Việt Nam, tỏa sáng lương tri và phẩm giá con người.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 23/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Sau gần ba ngày nỗ lực mở rộng phạm vi tìm kiếm, sáng 23/11, lực lượng cứu hộ, cứu nạn tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tìm thấy thi thể hai nạn nhân trong vụ xe chở rác rơi xuống sông tại xã Bình Thành (thị xã Hương Trà) xảy ra ngày 21/11 làm hai người mất tích.

Trong chuyến công du tại Vương quốc Campuchia, chiều 22/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet tại thủ đô Phnom Penh.

Tại các ngã tư lớn của Hà Nội, không khó để bắt gặp hình ảnh những người đi ngược chiều gây mất an toàn giao thông. Dù cơ quan chức năng đã tăng cường xử lý, nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết triệt để.

Cụm thi đua số 1 của MTTQ thành phố Hà Nội gồm 6 quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Long Biên, Hoàng Mai vừa tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025.

Ngày 23/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”; biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).