Khai mạc 'Ngày hội Văn hóa vì hòa bình'

Sáng 6/10, UBND thành phố Hà Nội tổ chức chương trình "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" tại khu vực hồ Hoàn Kiếm - biểu tượng văn hóa lịch sử của Thủ đô.

Sự kiện là điểm nhấn trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và 25 năm đón nhận danh hiệu "Thành phố vì hòa bình" của UNESCO (16/7/1999 - 16/7/2024).

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dâng hương.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh dâng hương.

Đúng 7h giờ sáng, chương trình mở đầu với nghi lễ dâng hương tại tượng đài Vua Lý Thái Tổ, tưởng nhớ công lao các bậc tiền nhân đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp giải phóng và xây dựng Thủ đô.

 

Các đại biểu dâng hương tại tượng đài Vua Lý Thái Tổ.

Trong phần mở đầu, buổi lễ chào cờ đầu tiên tại Hà Nội vào ngày 10/10/1954, sau khi Thủ đô được giải phóng được tái hiện. Trong không khí trang trọng, khoảng 10.000 đại biểu cùng tham dự hát vang Quốc ca, tạo nên một khoảnh khắc đặc biệt thiêng liêng, thể hiện lòng tự hào dân tộc và khát vọng hòa bình.

Các vị đại biểu tham dự.
Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh phát biểu.

 

Tái hiện buổi lễ chào cờ đầu tiên tại Hà Nội vào ngày 10/10/1954.

Điểm nhấn gây ấn tượng là màn tái hiện sống động về hình ảnh đoàn quân tiến về Hà Nội trong thời khắc lịch sử ngày 10/10/1954, khi quân đội Việt Nam giải phóng Thủ đô, đánh dấu sự kết thúc ách đô hộ thực dân. Khoảnh khắc hào hùng được tái hiện bằng những màn biểu diễn thực cảnh quy mô lớn, với sự tham gia của gần 1.000 chiến sĩ cùng 200 nghệ sĩ, diễn viên múa.

Màn tái hiện sống động về hình ảnh đoàn quân tiến về Hà Nội trong thời khắc lịch sử ngày 10/10/1954.

 

Tái hiện hình ảnh người dân chào đón đoàn quân về giải phóng Thủ đô.

Những hình ảnh quen thuộc như cầu Long Biên, nơi đoàn quân tiến vào giải phóng Thủ đô, hay Cột cờ Hà Nội, nơi lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong lễ chào cờ đầu tiên vào ngày 10/10/1954, sẽ được tái hiện rõ nét trên sân khấu, mang lại cảm xúc sâu lắng cho khán giả.

Sân khấu chính của ngày hội được dàn dựng công phu tại khu vực hồ Hoàn Kiếm, sử dụng ngôn ngữ thực cảnh để tái hiện lại các di tích lịch sử, địa điểm nổi tiếng gắn liền với Thủ đô như Cửa ô Hà Nội, Cổng Đoan Môn (Hoàng Thành Thăng Long), cầu Long Biên, và Cột cờ Hà Nội. Qua đó, chương trình tạo ra một không gian văn hóa lịch sử độc đáo, giúp người dân và du khách sống lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Hà Nội trong suốt chiều dài 70 năm từ Ngày Giải phóng Thủ đô.

Tái hiện hình ảnh đoàn quân chiến thắng trở về.
Hình ảnh đoàn quân chiến thắng trở về.

 

Tái hiện hình ảnh Hà Nội đón chào đoàn quân chiến thắng trở về.

"Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" được chia làm ba phần chính:

Phần I - Ký ức Hà Nội: Tái hiện lại những thời khắc lịch sử của Hà Nội qua các tiết mục nghệ thuật, đặc biệt là sự kiện đoàn quân chiến thắng tiến vào giải phóng Thủ đô vào ngày 10/10/1954. Những ca khúc nổi tiếng như "Người Hà Nội" của nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi và "Tiến về Hà Nội" của Văn Cao sẽ vang lên, gợi nhớ lại những cảm xúc mãnh liệt của nhân dân Thủ đô trong những ngày tháng Mười lịch sử.

Phần II - Dòng chảy di sản: Chương trình giới thiệu các di sản văn hóa của Thủ đô, bao gồm trình diễn di sản văn hóa phi vật thể cùng các loại hình nghệ thuật dân gian như múa sênh tiền, múa Bài Bông, Ải Lao, múa rồng Giảo Long, chèo tàu Tổng Gối.

Phần III - Hà Nội: Thành phố vì hòa bình, thành phố sáng tạo: Các màn trình diễn nghệ thuật sẽ tiếp tục giới thiệu về hành trình phát triển của Hà Nội từ một thành phố bị tàn phá bởi chiến tranh trở thành một thành phố vì hòa bình với sức sống mạnh mẽ, hiện đại.

"Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" là sự kiện văn hóa lớn của thành phố Hà Nội, được kỳ vọng sẽ tạo ra hiệu ứng truyền thông đặc biệt, lan tỏa giá trị lịch sử và văn hóa của Thủ đô đến với cả nước và bạn bè quốc tế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Phẩm chất, nhân cách "Bộ đội Cụ Hồ" không phải là sản phẩm tự nhiên mà có, mà đó là cả một quá trình rèn luyện, phấn đấu gian khổ, sẵn sàng hy sinh vì lý tưởng của Đảng, vì hạnh phúc của nhân dân, được lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ trong quân đội ta trân trọng gìn giữ và phát huy để hình ảnh bộ đội Cụ Hồ mãi mãi sáng đẹp cùng năm tháng.

Tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) - dự án đường sắt đô thị đầu tiên của TP.HCM đã chính thức lăn bánh vào sáng nay, sau hơn chục năm xây dựng và nhiều lần trễ hẹn.

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024 ở sân bay Gia Lâm, Hà Nội, hàng trăm loại vũ khí, khí tài hiện đại của Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đã được trưng bày.

Sau hơn ba tháng xảy ra sự cố sập cầu Phong Châu, chiều 21/12, tại xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, Bộ Giao thông Vận tải đã chính thức khởi công xây dựng cầu Phong Châu mới.

Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế, vai trò là lực lượng quân đội anh hùng của dân tộc, là niềm tự hào của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

7h44 sáng 22/12, lễ công bố vận hành chính thức tuyến metro số 1 đã bắt đầu. Cùng tham dự với lãnh đạo TP.HCM, đại biểu các bộ, ngành là đông đảo người dân TP.HCM háo hức chờ để được trải nghiệm 9 đoàn tàu hoạt động từ 5h sáng tới 22h đêm.