'Ngày hội Văn hóa vì hòa bình' khai mạc hùng tráng

Sáng nay (6/10), chương trình "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" đang diễn tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu "Thành phố vì hòa bình" (16/7/1999 - 16/7/2024).

7h15 sáng ngày 6/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường cùng các đồng chí lãnh đạo Trung ương và thành phố Hà Nội đã dâng hương tại tượng đài Vua Lý Thái Tổ, mở đầu 'Ngày hội Văn hóa vì hòa bình', diễn ra tại phố đi bộ hồ Gươm.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dâng hương tại tượng đài Vua Lý Thái Tổ,
Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh dâng hương tại tượng đài Vua Lý Thái Tổ,
Các vị đại biểu dâng hương tại tượng đài Vua Lý Thái Tổ,

Đây là một trong những chương trình chủ điểm, chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), kỷ niệm 25 năm Hà Nội đón nhận danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO).

Chương trình do Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức tại khu vực tượng đài Vua Lý Thái Tổ và các sân khấu phụ tại Vườn hoa đền Bà Kiệu, Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục, Nhà hát nghệ thuật đương đại Việt Nam, ngã tư Lê Thái Tổ - Bà Triệu - Tràng Thi - Hàng Khay với khoảng 10.000 người tham gia.

Trong đó, có khoảng 700 đại biểu khách mời trong nước và quốc tế; 9.000 người tham gia diễu hành và trình diễn - gồm nghệ nhân và nhân dân của 30 quận, huyện, thị xã; các nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công và các tầng lớp nhân dân, bạn bè quốc tế.

Trong phần mở đầu, buổi lễ chào cờ đầu tiên tại Hà Nội vào ngày 10/10/1954, sau khi Thủ đô được giải phóng được tái hiện. Trong không khí trang trọng, khoảng 10.000 đại biểu cùng tham dự hát vang Quốc ca, tạo nên một khoảnh khắc đặc biệt thiêng liêng, thể hiện lòng tự hào dân tộc và khát vọng hòa bình.

 

Tái hiện buổi lễ chào cờ đầu tiên tại Hà Nội vào ngày 10/10/1954.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh – Trưởng Ban Tổ chức, khẳng định: 'Ngày hội Văn hóa vì hòa bình' nhằm lan tỏa thông điệp về giá trị của văn hóa, hòa bình và sức sáng tạo của con người Thăng Long - Hà Nội qua các thời kỳ. Và đặc biệt hơn nữa, sự kiện này thực sự là ngày hội của người dân Hà Nội vì được thực hiện bởi hàng nghìn quần chúng, nhân dân Thủ đô.

Trải qua lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, cùng công cuộc kiến thiết và bảo vệ nền hòa bình, độc lập, tự do của nước nhà; Hà Nội đã được nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế tôn vinh, phong tặng những danh hiệu cao quý như “Thủ đô của lương tri, phẩm giá con người”, “Thành phố vì hòa bình”, “Thành phố sáng tạo”; được Đảng, Nhà nước tặng danh hiệu “Thủ đô Anh hùng”.

Chủ tịch UBND thành phố cũng nhấn mạnh, kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô; 25 năm Ngày thành phố Hà Nội được tặng danh hiệu “Thành phố vì hoà bình”, cũng là dịp để tiếp tục khẳng định những phẩm chất cao quý và truyền thống tốt đẹp: Văn hiến, Anh hùng, Hòa bình, Hữu nghị của Thủ đô và dân tộc Việt Nam.

Đó cũng chính là lẽ sống, là đạo đức và phong cách ứng xử, là truyền thống văn hóa, là khát vọng hòa bình của người dân Hà Nội, của dân tộc Việt Nam. Đó còn là di sản vô giá các thế hệ cha ông ta để lại.

Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh phát biểu.

Sau lễ khai mạc là màn thực cảnh hoành tráng tái hiện thời khắc lịch sử trọng đại của Thủ đô và đất nước ngày 10/10/1954 mang tên “Ngày về chiến thắng”. 

Mở đầu, dàn kèn Quân nhạc Bộ Công an trình diễn “Khải hoàn ca” chào đón đoàn quân trở về giải phóng Thủ đô, tiếp đó là liên khúc “Tiến về Hà Nội - Sẽ về Thủ đô”, “Ngày về chiến thắng” do đoàn quân nhạc Bộ Công an biểu diễn”, ca khúc “Hà Nội niềm tin và hy vọng” do ca sĩ Trọng Tấn thể hiện. 

Dàn kèn Quân nhạc Bộ Công an trình diễn “Khải hoàn ca” chào đón đoàn quân trở về giải phóng Thủ đô.

Màn thực cảnh tái hiện lịch sử “Ngày về chiến thắng” đã mang tới những cảm xúc hùng tráng, đầy thiêng liêng về thời khắc lịch sử hào hùng của dân tộc, khi Thủ đô Hà Nội chính thức được giải phóng - ngày 10/10/1954. Đó là khoảnh khắc không thể nào quên, đánh dấu một mốc son chói lọi trên con đường đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam.

 

Tái hiện hình ảnh đoàn quân trở về giải phóng Thủ đô.

 

 

Không thể nói trời không trong hơn

Và mắt em xanh khác ngày thường

Khi đoàn quân kéo về mùa thu ấy

Nhịp trống rung ba mươi sáu phố phường

Những câu thơ đầy hân hoan tự hào ấy đã tái hiện không khí hào hùng của mùa thu lịch sử năm 1954, khi Hà Nội đón chào đoàn quân chiến thắng trở về. 

Tái hiện hình ảnh Hà Nội đón chào đoàn quân chiến thắng trở về.

Sau thực cảnh tái hiện 'Ngày về chiến thắng', chương trình tiếp tục với phần 2 “Hà Nội – dòng chảy di sản”. Những nét đặc sắc nhất của hơn 1.000 năm lịch sử Thăng Long - Hà Nội đã được thể hiện trên phố đi bộ Hoàn Kiếm.

Múa Cờ - nghiềm quân Hội Quán Giá, Yên Sở đến từ huyện Hoài Đức.
Múa rồng lân đến từ huyện Thanh Oai.

Sau màn trình diễn Trống hội Thăng Long đến từ những người dân huyện Thanh Trì; Múa Cờ - nghiềm quân Hội Quán Giá, Yên Sở đến từ huyện Hoài Đức; Múa rồng lân đến từ huyện Thanh Oai là tiết mục giới thiệu tục thờ, lễ hội Tản viên Sơn Thánh, thờ Thánh Gióng – Phù Đổng Thiên Vương”, tín ngưỡng thờ Chử Đồng Tử, thờ Hai Bà Trưng.

Màn diễu hành thờ “Thăng Long tứ trấn” được thể hiện đặc sắc, đậm dấu ấn linh thiêng. 

 

Trình diễn tín ngưỡng thờ Chử Đồng Tử, Hai Bà Trưng, Thăng Long tứ trấn và thờ Mẫu.

Màn diễu hành giới thiệu nghệ thuật trình diễn dân gian cũng thu hút sự chú ý của đông đảo người dân và du khách, múa cổ “Giảo Long”, múa “Trống bồng”; múa rối, hát xẩm, kéo co, cồng chiêng.

Tiếp theo là màn diễu hành các làng nghề: tranh dân gian Hàng Trống, thêu Quất Động, gốm Bát Tràng, tò he Xuân La, dệt Phùng Xá, lụa Vạn Phúc. Văn hóa ẩm thực: Xôi Phú Thượng, cốm Làng Vòng, trà sen Tây Hồ, giò chả Ước Lễ.

Múa Trống bồng - một trong mười điệu múa cổ của đất Thăng Long của người dân làng Triều Khúc, huyện Thanh Trì.

Sau đó là phần vinh danh di sản Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Văn Miếu - Quốc Tử Giám nằm trong hệ thống các di tích lịch sử của Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn phát triển kể từ khi thành lập kinh đô Thăng Long dưới triều Lý. Đây là quần thể di tích đặc biệt của Thủ đô, nơi hội tụ của giá trị di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể, lịch sử và nghệ thuật, khoa học và giáo dục, thông tin tư liệu ký ức, niềm tự hào của người dân Thủ đô và dân tộc Việt Nam trong truyền thống nghìn năm văn hiến của Việt Nam.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nơi đào tạo sĩ tử, tôn vinh nhân tài.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, biểu tượng của “nguyên khí quốc gia”, nơi đào tạo sĩ tử, tôn vinh nhân tài. Văn Miếu - Quốc Tử Giám là Di tích Quốc gia đặc biệt. Năm 2010, UNESCO công nhận 82 tấm bia Tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám là Di sản Tư liệu Thế giới trên phạm vi toàn cầu.

Ấn tượng nhất có lẽ là màn tái hiện lễ ăn hỏi của người Hà Nội xưa trên nền ca khúc “Hà Nội 12 mùa hoa”. Gần 100 người đã đưa người xem trở lại không gian cưới hỏi đầy hoài niệm, với xích lô, và những lễ vật của Hà Nội những năm tháng xưa.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tại buổi làm việc với TP.HCM ngày 5/10, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho rằng để thực hiện hiệu quả Nghị quyết 98 và thúc đẩy kinh tế TP.HCM phát triển, các bộ, ngành và Thành phố phải phối hợp tốt với nhau, cần gỡ khó hơn nữa cho TP.HCM.

Sáng nay (6/10), chương trình "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" đang diễn tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu "Thành phố vì hòa bình" (16/7/1999 - 16/7/2024).

Sáng 6/10, UBND thành phố Hà Nội tổ chức chương trình "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm - biểu tượng văn hóa lịch sử của Thủ đô.

Theo quy định mới về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, hình thức giám sát lực lượng công an làm nhiệm vụ thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình đã được loại bỏ.

Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu thông tin chỉ trong một ngày hôm qua, 5/10, tỉnh Kon Tum đã hứng chịu 2 trận động đất có độ lớn 4.1 và 3,5 độ richter.

Sau 3 tháng đi vào vận hành (tính từ ngày 28/6 đến nay), ứng dụng Công dân Thủ đô số - iHanoi đã có trên 1,1 triệu tài khoản của người dân; hơn 9 triệu lượt người truy cập ứng dụng.