'Hát giang trường hận', tác phẩm đặc biệt trong Miền xa thẳm

“Miền xa thẳm” là chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt của Đài Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024). Trong chương trình, khán giả sẽ được thưởng thức ca khúc đặc biệt "Hát giang trường hận".

"Hát giang trường hận" là tác phẩm của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. Tác phẩm này chính là tiền thân của ca khúc "Hồn tử sĩ".

“Hát giang trường hận” mang một giá trị và ý nghĩa rất đặc biệt, không chỉ từ giai điệu mà còn từ chính con người và cuộc đời của nhạc sĩ.

Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước từng học Y khoa và tham gia kháng chiến ngoài Bắc. Những trải nghiệm trong cuộc kháng chiến đã ảnh hưởng sâu sắc đến sáng tác của ông. 

Ca khúc “Hát giang trường hận” như một bức tranh lịch sử kéo dài, tái hiện những hy sinh, cống hiến của những người đã ngã xuống vì độc lập tự do của Tổ quốc, đưa khán giả trở lại những năm tháng kháng chiến hào hùng và xúc động. Đây là một dấu ấn đặc biệt trong lòng những người yêu nhạc, lịch sử. 

"Hát giang trường hận" là ca khúc được nhạc sĩ Lưu Hữu Phước viết về nữ anh hùng chống ngoại xâm Hai Bà Trưng.

Về điều đặc biệt của “Hát giang trường hận”, nhà báo Ngô Thanh - Tổng đạo diễn chương trình "Miền xa thẳm", cho biết: "Đây là lần đầu tiên bản gốc của ca khúc này được vang lên trên sân khấu âm nhạc với tư cách là một tác phẩm nghệ thuật đích thực. Bài hát sẽ được phối mới, rũ bỏ yếu tố bi ai vốn đã mặc định sẵn trong tâm tưởng người nghe mà trở nên bi tráng, hào hùng, khơi dậy lòng yêu nước. Chúng tôi rất mong muốn truyền tải thông điệp của bài hát để tưởng nhớ chiêu hồn các anh hùng liệt sĩ khi tiễn đưa những người con ưu tú của đất nước về nơi an nghỉ cuối cùng. Tất cả những điều đó sẽ được tái hiện trên sân khấu "Miền xa thẳm".

Trong chương trình “Miền xa thẳm”, lần đầu tiên bản gốc của ca khúc “Hát giang trường hận” - tiền thân của bản 'Hồn tử sĩ' nổi tiếng - được trình diễn trên sân khấu với tư cách một tác phẩm nghệ thuật độc lập. 

Việc được nghe lại bản gốc “Hát giang trường hận“ trong một không gian âm nhạc hiện đại, với những bản phối khí mới mẻ sẽ giúp người xem khám phá ra những chiều sâu và ý nghĩa mới của ca khúc. Qua những câu chữ mộc mạc, chân thành, chúng ta như được sống lại những thời khắc lịch sử hào hùng, cảm nhận được nỗi đau mất mát nhưng cũng tràn đầy niềm tự hào dân tộc. 

Là người phối khí cho ca khúc "Hát giang trường hận", Giám đốc âm nhạc - nhạc sỹ Thành Vương chia sẻ:  "Tôi phải đọc lại tiểu sử bài hát và cảm nhận được nhiều giá trị và ý nghĩa của bài hát hơn. Theo tôi đây là lần hiếm hoi bản “Hát giang trường hận” mới được làm lại vì chúng ta thường quen với Hồn tử sĩ hơn. Sau này nhạc sỹ Lưu Hữu Phước và một người bạn viết lại Hồn tử sĩ. Khi nghe nguyên bản lời bài Hát giang trường hận, chúng ta sẽ hiểu câu chuyện hơn nữa. Bởi đây là ca khúc ông viết về Hai Bà Trưng trong cuộc kháng chiến cứu quốc. Sau này, ông viết lại lời để tưởng nhớ anh hùng liệt sĩ. Đây là chiều dài lịch sử trong một bài hát nên là điều rất đặc biệt".

Dù đã làm nhiều chương trình của Đài Hà Nội, nhưng nhạc sỹ Thành Vương vẫn bồi hồi cảm xúc khi làm chương trình "Miền xa thẳm".

Chương trình “Miền xa thẳm” do Tổng đạo diễn Ngô Thanh thực hiện; phối khí, dàn dựng công phu bởi Giám đốc âm nhạc - nhạc sĩ Thành Vương cùng phần biểu diễn của dàn nhạc thính phòng Thăng Long và nhiều nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng trong nước như nhạc sĩ Trương Quý Hải, NSND Tấn Minh, NSND Mai Hoa, NSƯT Vũ Thắng Lợi, Đông Hùng, Bảo Yến, Viết Danh, Quán quân Tiếng hát Hà Nội 2023 - Trần Vân Anh...

Chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt "Miền xa thẳm" diễn ra tại Cung Hữu nghị Việt Xô, được truyền hình trực tiếp vào lúc 20h ngày 30/7/2024 trên kênh H1, kênh phát thanh FM96, ứng dụng Hà Nội ON và các nền tảng số của Đài Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 19/11, cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội” 2024 đã bước vào ngày cuối của vòng Sơ khảo 1, nhiều thí sinh từ khắp nơi về thử sức với nhiều tiết mục dự thi hấp dẫn.

Tối 18/11, tại sân vận động Cột Cờ, Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật, truyền hình trực tiếp, với tên gọi “Cùng nhau giữ nước”.

Tối 18/11, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam phối hợp với thành phố Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”.

Tối 18/11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật với tên gọi "Cùng nhau giữ nước" do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Tổng cục Chính trị Quân đội, UBND thành phố Hà Nội tổ chức, đã diễn ra.

Tối 18/11, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam phối hợp với Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”.

Đêm nhạc “Dòng thời gian” với chủ đề “Bài ca trên núi” đã diễn ra vào tối qua 17/11, trong không khí đầy thi vị, cùng giọng ca ngọt ngào của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng. Đúng như tên gọi đậm chất thơ, đêm nhạc được tổ chức giữa rừng núi Ba Vì hùng vĩ tạo nên nhiều cảm xúc trong lòng khán giả.