Hậu 'pháo' và loạt cán bộ bị khởi tố
Từ một doanh nghiệp cấp huyện tại Vĩnh Phúc đến vươn mình thao túng những dự án nghìn tỷ trên cả nước
Trong một thời gian ngắn, các lực lượng chức năng đã truy tố, tạm giam nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh của 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Quảng Ngãi. Vậy vì sao Nguyễn Văn Hậu và Tập đoàn Phúc Sơn, từ một doanh nghiệp cáp huyện tại Vĩnh Phúc lại có thể vươn mình thao tùng những dự án nghìn tỷ trên cả nước, có hay không sự "chống lưng" cho những sai phạm của Nguyễn Văn Hậu trong thời gian dài?
Nguyễn Văn Hậu, hay còn gọi là Hậu "pháo", sinh ra và lớn lên tại xã Tam Phúc, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Cũng giống như nhiều hộ gia đình sống gần đê Vĩnh Thịnh, gia đình Hậu kiếm sống bằng chăn, nuôi vịt. Thoát ly khỏi gia đình, Hậu làm nghề thi công đường ống nước. Sau khi tích lũy được kinh nghiệm, Hậu đã tách ra làm riêng trong lĩnh vực này.
Sau khi tách tỉnh Vĩnh Phú, Hậu chuyển về Vĩnh Phúc, kinh doanh đa ngành nghề từ san lấp mặt bằng, xây dựng công trình, bất động sản.
- Tháng 1/2004: Nguyễn Văn Hậu thành lập Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Phúc Sơn.
- Tháng 8/2009: doanh nghiệp được đổi tên thành Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng đô thị Phúc Sơn.
- Tháng 7/2010: công ty này đổi tên thành Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, với Cổ đông sáng lập, trong đó Nguyễn Văn Hậu góp 109,8 tỷ đồng, tương đương 84,6% vốn góp.
Năm 2014, lợi nhuận cũng chỉ đạt khoảng 100 triệu đồng. Nhưng từ năm 2015 Phúc Sơn bất ngờ lớn nhanh như thổi, vốn điều lệ tăng lên cao gấp hơn 12 lần, từ 129,7 tỷ đồng lên 1.500 tỷ đồng. Theo đăng ký kinh doanh thay đổi ngày 14/2/2017 của Phúc Sơn, vốn điều lệ của công ty đã tăng lên 2.000 tỷ đồng. Có giai đoạn vốn điều lệ của Tập đoàn Phúc Sơn lên đến 4.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, Nguyễn Văn Hậu còn là đại diện pháp luật của một số doanh nghiệp khác như Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phúc Khánh, Công ty cổ phần Đầu tư thương mại và bất động sản Thăng Long, Công ty TNHH Một thành viên khu đô thị Bàu Giang, Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng công nghiệp Phúc Sơn.
Những dự án hàng nghìn tỷ đồng
Tập đoàn Phúc Sơn đã thực hiện 21 dự án, với tổng mức đầu tư hơn 40 nghìn tỷ đồng. Đáng chú ý, quỹ đất của Công ty này lên đến hàng trăm ha.
Tại tỉnh Vĩnh Phúc gồm có:
- Dự án khu Trung tâm thương mại và nhà ở Phúc Sơn với tổng chi phí thực hiện dự án khoảng 1.700 tỉ đồng.
- Khu chợ đầu mối nông sản thực phẩm, hệ thống kho vận và khu đô thị thương mại Vĩnh Tường, có tổng vốn đầu tư hơn 2.000 tỉ đồng
- Khu đô thị mới Tứ Trưng - Vĩnh Tường, có tổng vốn đầu tư dự án hơn 1.900 tỉ đồng
- Dự án đầu tư và nâng cấp đê tả sông Hồng, được đầu tư từ ngân sách Nhà nước và được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt từ năm 2010, với tổng vốn đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng
- Công viên nghĩa trang Thiên An Viên, có tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng.
Tại tỉnh Phú Thọ gồm có:
- Khu đô thị hai bên đường Phù Đổng, thành phố Việt Trì, với quy mô 149 ha.
- Dự án bảo tồn Khu Di tích lịch sử Đền Hùng
- Dự án xây dựng Quảng Trường Hùng Vương.
Tại tỉnh Quảng Ngãi gồm có:
- Dự án đường bờ Nam sông Trà Khúc, với vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng
- Dự án khu đô thị Bàu Giang, tổng số vốn đầu tư dự án lên đến hơn 3.300 tỷ đồng
- Dự án khu đô thị công nghiệp Dung Quất có tổng vốn đầu tư 2.000 tỷ đồng
Tại tỉnh Khánh Hòa gồm có
- Hai dự án Khu đô thị Phúc Khánh 1 và 2, tổng mức đầu tư trên 1.000 tỷ đồng
- Tháng 11/2017, tỉnh Khánh Hòa cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Phúc Sơn thực hiện 3 dự án BT (xây dựng - chuyển giao) với tổng vốn đầu tư hơn 3.500 tỷ đồng. Đổi lại, Khánh Hòa giao hơn 20 ha đất sân bay Nha Trang cho doanh nghiệp này để làm vốn đối ứng với giá tạm tính hơn 3.200 tỷ đồng. Các dự án này không qua đấu giá mà được chỉ định thầu.
Ngoài ra, Phúc Sơn cũng từng tham gia nhiều dự án dân dụng tại Tuyên Quang, Quảng Trị, Hà Nội.
Hàng loạt cán bộ bị khởi tố
Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, điều tra vụ án "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng: Nhận hối lộ; Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi" xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, Công ty Cổ phần đầu tư Thương mại và bất động sản Thăng Long, tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Vĩnh Phúc và các đơn vị, địa phương liên quan.
Đến nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 17 bị can. Trong đó có 01 Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; 02 Chủ tịch UBND tỉnh; 01 nguyên Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; 01 nguyên chủ tịch UBND tỉnh; 01 Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy cùng một loạt lãnh đạo Tập đoàn Phúc Sơn và các đối tượng liên quan.
"Là Doanh nghiệp cấp huyện từ 2004, nhưng sau 10 năm công ty đã vươn mình rất nhanh, rất nhiều dự án trên cả nước mà các tập đoàn lớn cũng không có được. Những sai phạm xuất hiện nhiều nhưng cơ quan chức năng không xử lý. Đáng chú ý, Phó Tổng giám đốc công ty này mới chỉ học hết lớp 4".
Trung tướng Tô Ân Xô - Người phát ngôn Bộ Công an.
Trong quá trình điều tra, Bộ Công an đã thu thập thêm nhiều chứng cứ, trong đó, Hậu đã dựa vào quan hệ thân quen của người có chức vụ, quyền hạn để chi phối, thậm chí là ép lãnh đạo địa phương để trục lợi.
"Thông qua điều tra vụ án, lời khai của một số bị can cho thấy, Nguyễn Văn Hậu đã có hành vi chi phối, lũng đoạn một số bị can trong Thường trực Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc để trục lợi. Để làm việc này, Hậu dựa vào các mối quan hệ thân quen của người có chức vụ quyền hạn. Đây là hành vi nguy hiểm, một dạng tội phạm mới, gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ thống chính trị ở cơ sở, làm xấu hình ảnh của Đảng và chính quyền nhân dân".
Thiếu tướng Nguyễn Văn Thành - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang củng cố tài liệu, chứng cứ đối với sai phạm của các bị can đã khởi tố trong vụ án này. Đồng thời, tiếp tục mở rộng điều tra vụ án, làm rõ các sai phạm khác của Tập đoàn Phúc Sơn tại các địa phương và các đơn vị có liên quan, áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để thu hồi triệt để tài sản cho Nhà nước.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an kêu gọi các đối tượng có liên quan trong vụ án này khẩn trương đầu thú, tố giác tội phạm và khắc phục hậu quả để được hưởng chính sách khoan hồng của pháp luật.
Ngày 21/11, phiên tòa xem xét kháng cáo của bà Trương Mỹ Lan, 68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng 47 người và các đơn vị, tổ chức liên quan, tiếp tục với phần bào chữa cho nhóm bị cáo thuộc Đoàn thanh tra về các sai phạm tại SCB.
Đi vào đường cấm như đường cao tốc, vành đai trên cao, đường một chiều,… là hành vi nguy hiểm và vi phạm luật giao thông đường bộ. Thực tế cũng đã có nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra, tuy nhiên vẫn có một số người dân ý thức chấp hành luật chưa tốt.
Một tình huống nguy hiểm vừa xảy ra vào ngày 19/11 tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, khi một em nhỏ suýt bị ô tô đâm trúng khi băng qua đường.
Chiều 21-11, lãnh đạo UBND phường Quang Trung, quận Đống Đa xác nhận, trong quá trình cải tạo hệ thống thoát nước trên phố Tây Sơn, các công nhân đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt nằm tại nơi có độ sâu gần 1 mét so với mặt đường.
Rạng sáng 21/11/2024, Công an thành phố Hải Phòng tiến hành kiểm tra vũ trường New MDM, vũ trường lớn nhất thành phố tại địa chỉ Lô 26D, phường Đông Khê, quận Ngô Quyền.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Vũ Huy Nguyên (sinh năm 1989, trú tại xã Tân Khánh, huyện Phú Bình, Thái Nguyên) để điều tra về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
0