Hơn 85% người dân dùng hàng Việt

Theo thống kê, sau gần 15 năm thực hiện cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", tỷ lệ người dân dùng hàng Việt đã tăng mạnh từ mức 73% lên hơn 85%.

Đến nay, hàng Việt đã chiếm tỷ lệ cao (trên 90%) trong các cơ sở phân phối của doanh nghiệp trong nước, tại các hệ thống siêu thị nước ngoài ở Việt Nam chiếm từ 60% đến 96%. Đối với kênh bán lẻ truyền thống, tỷ lệ hàng Việt tại chợ, cửa hàng tiện lợi chiếm từ 60% trở lên.

Nhiều năm trở lại đây, người tiêu dùng Việt đã thay đổi phong cách mua sắm, không còn tâm lý sính hàng ngoại khi hàng Việt ngày càng có chất lượng, giá cả ổn định, mẫu mã phong phú, đa dạng. Nắm bắt thị hiếu người dùng, doanh nghiệp này đã liên tục ra mắt các dòng sản phẩm mới với tiêu chí chất lượng tốt nhất, giá thành hợp lý, và phù hợp với đặc trưng riêng của người Việt với mục đích chiếm lĩnh thị trường tiêu dùng mẹ và bé trong nước.

Ông Phùng Văn Tuệ - Giám đốc Công ty cổ phần Tre Việt chia sẻ: "Trong những năm gần đây, người tiêu dùng Việt Nam đã có sự lựa chọn thông minh và ưu tiên các sản phẩm ở Việt Nam, đặc biệt là thương hiệu Việt Nam. Do vậy, chúng tôi đã có những định hướng chiến lược từ ban đầu về sản phẩm là xây dựng thương hiệu Việt Nam chất lượng cao theo hướng là các sản phẩm thân thiện với môi trường."

Triển khai Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới, Bộ Công Thương ban hành kế hoạch tăng cường triển khai thực hiện chương trình hành động của Bộ Công Thương hưởng ứng cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".

Người Việt Nam dành nhiều niềm tin hơn cho hàng Việt Nam. Ảnh: BNEWS.

Tại các địa phương, sự ra đời của điểm bán hàng Việt Nam đã góp phần khắc phục được tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng trà trộn bày bán trên thị trường nhất là ở các khu vực nông thôn.

Ông Hoàng Minh Chiến - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương cho hay: "Hướng tới việc xây dựng các thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp mạnh của quốc gia Việt Nam. Từ đó mới quảng bá ra thế giới, rằng Việt Nam chúng ta có những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ uy tín, chất lượng để mà từ đó nâng tầm lên giá trị thương hiệu Việt Nam."

Theo các chuyên gia, việc phát triển mạnh mẽ thị trường tiêu dùng nội địa sẽ góp phần bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa thiết yếu, góp phần ổn định giá cả hàng hóa. Việc người Việt tin dùng hàng Việt cũng mang đến nhiều lợi ích lớn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế, tạo công ăn việc làm, mang lại thu nhập cho nhiều người Việt.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Lực lượng vũ trang Thủ đô được thành lập ngày 19/10/1946. Ngay sau khi ra đời, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19/12/1946), Lực lượng vũ trang Thủ đô đã vào cuộc chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng.

Trong lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tự hào vì quân đội ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu trực tiếp sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Và cũng thật đặc biệt khi tên của Người đã được nhân dân đặt cho quân đội với cách gọi vô cùng thân thương và trìu mến "Bộ đội Cụ Hồ".

Sáng nay (22/12), tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh, Metro Bến Thành - Suối Tiên chính thức được đưa vào khai thác thương mại.

Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết 11 tháng đầu năm, Hà Nội thu được gần 18.600 tỷ đồng từ đấu giá đất, tăng gấp đôi so với các năm trước.

Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe, cùng với đề xuất sửa đổi quy định về sân tập lái xe.

Trên tuyến đường Lý Thánh Tông hiện đang có rất nhiều hố ga bị mất nắp, như những cái bẫy chờ người đi đường. Tình trạng này đã diễn ra từ lâu nhưng cho đến nay vẫn chưa được xử lý, đã có những vụ tai nạn giao thông xảy ra tại đây.