Hướng dẫn người dân sử dụng kênh tương tác iHanoi
Một trong những điểm nổi bật của ứng dụng iHanoi là người dân, doanh nghiệp có thể tương tác với cơ quan chính quyền dễ dàng, thuận tiện thông qua việc gửi phản ánh hiện trường để UBND thành phố nắm bắt, phân luồng cho UBND các cấp, sở, ban, ngành xử lý theo thẩm quyền.
Nhận thấy tiền nước của nhà văn hóa khu phố cao bất thường trong một vài tháng gần đây, ông Trần Văn Đảm, tổ trưởng tổ dân phố 10, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, đã phản ánh đến chính quyền cùng công ty nước sạch thông qua ứng dụng iHanoi. Chỉ trong thời gian ngắn, công ty nước sạch đã tiếp thu và kiểm tra, giải quyết kịp thời kiến nghị của ông.
Ông Trần Văn Đảm cho biết: “Tháng 10, đối với nhà văn hoá chúng tôi thì chỉ có 46 khối nước. Tháng này tăng lên gấp 3 lần. Thì chúng tôi đề nghị Công ty nước sạch Hà Đông khảo sát kiểm tra. Chỉ trong vòng 1 tiếng buổi sáng, các cơ quan chức năng vào cuộc, kể cả cơ quan chủ quản cũng đã đến và giải quyết thấu đáo".
Qua 4 tháng triển khai ứng dụng Công dân Thủ đô số – iHaNoi, đến nay, toàn thành phố đã có trên 1 triệu người dùng đăng ký tài khoản, đạt 19% số người từ 15 tuổi trở lên, có thiết bị thông minh; trên 9 triệu lượt người dân đã truy cập khai thác, sử dụng ứng dụng iHanoi. Hiện, các địa phương, đơn vị đang tập trung cao điểm hướng dẫn nhân dân cài đặt, kích hoạt tài khoản và sử dụng các tiện ích trên nền tảng Công dân Thủ đô số - iHanoi nhằm đẩy mạnh phương thức tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa công dân, doanh nghiệp với chính quyền các cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trung tá Nguyễn Thế Định, Phó trưởng Công an phường yên Nghĩa, quận Hà Đông, cho hay: “Với phương châm đi từng ngõ, gõ từng nhà, chúng tôi đã hướng dẫn từng người dân cài đặt ứng dụng iHanoi. Đối với nhà có nhiều thành viên, thì chúng tôi sẽ hướng dẫn một người và người đó sẽ chỉ lại cho gia đình mình".
Ứng dụng iHanoi có 4 chức năng lớn, trong đó, mục “Phản ánh, kiến nghị” phản ánh hiện trường, phản ánh thủ tục hành chính, đăng ký tiếp công dân giúp người dân, doanh nghiệp có thể tương tác với cơ quan chính quyền dễ dàng, thuận tiện hơn ngay trên môi trường số mà không phải đến tận cơ quan, đơn vị có thẩm quyền như trước đây. Ngoài ra, khi sử dụng iHanoi, người dân được trải nghiệm “nhóm chức năng sáng kiến, góp ý” để người dân có thể gửi các ý tưởng, sáng kiến đóng góp cho việc phát triển của Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
Ứng dụng iHanoi đã trở thành cầu nối tăng cường phương thức tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa công dân, doanh nghiệp với chính quyền các cấp.
Cục CSGT hướng dẫn người dân khi đăng ký xe nhập khẩu, có thể thực hiện qua dịch vụ công hoặc với ứng dụng VNeID.
Ngày 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Cùng thời điểm, lễ khánh thành được tổ chức cầu truyền hình trực tuyến tại thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lếu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
Từ sáng 21/12, toàn bộ đường song hành xa lộ Hà Nội từ cầu Sài Gòn đến cầu Rạch Chiếc (TP.HCM) đã được thông xe để phục vụ người dân đi lại, tiếp cận tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên).
Sáng 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - nơi vào những ngày đầu tháng 9/2024 xảy ra thảm hoạ lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 (Yagi) gây ra làm hàng chục người dân thiệt mạng và mất tích; hàng chục ngôi nhà vùi lấp, cuốn trôi.
Mùa Xuân dường như đang về sớm hơn trên các bản làng tái định cư sau lũ của đồng bào Tày, Mông, Dao vùng cao Lào Cai. Thời điểm này, ngay trước buổi lễ khánh thành, người dân các thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên), Nậm Tông, xã Nậm Lúc và Kho Vàng, xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) đang hối hả dọn đến nơi ở mới.
Sau hai ngày với các hoạt động dành riêng cho khách chuyên ngành, ngày 21/12, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã mở cửa tự do cho người dân, du khách vào tham quan.
0