Kết nối cung cầu nguyên liệu cho ngành thủ công mỹ nghệ

Theo Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược xuất, nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu có từ 6 - 10 nhóm hàng thủ công mỹ nghệ được xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường nước ngoài. Để hiện thực hóa mục tiêu này, bên cạnh công tác phát triển sản phẩm, xúc tiến thương mại thì việc phát triển vùng nguyên liệu bền vững là vấn đề mang tính quyết định.

Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với Cục Công Thương địa phương của Bộ Công Thương vừa tổ chức Hội nghị kết nối cung cầu nguyên liệu đầu vào ngành thủ công mỹ nghệ với các tỉnh, thành phố phía Bắc năm 2024.

Theo số liệu khảo sát mới nhất của Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Hà Nội, trung bình một năm các làng nghề mây tre đan Hà Nội tiêu thụ khoảng 6.800 tấn nguyên liệu các loại; các làng nghề gốm sứ tiêu thụ khoảng 620.000 tấn nguyên liệu; các làng nghề sơn mài sử dụng khoảng 4.000 tấn.

Nguyên liệu có vai trò quan trọng đến sự phát triển bền vững đối với các làng nghề. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ đang rất thiếu do các vùng nguyên liệu bị thu hẹp, trong khi số lượng sản phẩm sản xuất phục vụ tiêu dùng trong nước và nhu cầu xuất khẩu ngày càng lớn.

Bên cạnh đó, thông tin hai chiều kết nối giữa người sản xuất và người cung ứng nguyên liệu đầu vào còn hạn chế, dẫn đến việc nguồn cung không đáp ứng cầu. Hội nghị là dịp để các làng nghề sản xuất và những vùng nguyên liệu có cơ hội gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm để cùng nhau phát triển vùng nguyên liệu tập trung, ổn định để cung cấp nguyên liệu cho các làng nghề, tạo chuỗi liên kết phát triển và tiêu thụ sản phẩm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau khi sụt giảm xuất khẩu trong năm 2023, nhóm sản phẩm cá ngừ đông lạnh của Việt Nam đã liên tục tăng trưởng trong 9 tháng năm 2024, đạt hơn 51 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ.

Theo thống kê của Hải quan, trong 9 tháng của năm nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc đã đạt 149,2 tỷ USD.

Thực hiện kinh tế tuần hoàn mang lại lợi ích về môi trường, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều những vướng mắc, khó khăn về cơ chế, chính sách khi doanh nghiệp muốn áp dụng kinh tế tuần hoàn.

Số lượng các doanh nghiệp Nhật Bản muốn đầu tư vào nước Việt Nam đến nay là 2.000 doanh nghiệp và vẫn tiếp tục tăng lên. Việc hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhật Bản đang nhận được sự chung tay của nhiều bộ, ngành, hiệp hội.

Giá vàng thế giới tiếp đà tăng mạnh nhờ kỳ vọng lãi suất thay đổi. Trong nước, giá vàng nhẫn đảo chiều tăng, vượt 83 triệu đồng/lượng.

Tại TP.HCM, vừa diễn ra Diễn đàn thường niên "Doanh nhân trẻ - Khát vọng toàn cầu" 2024 với chủ đề "Tài chính thông minh - Đòn bẩy cho khát vọng toàn cầu”.