Shopee, Tiktok Shop phải báo cáo việc tăng phí

Các nền tảng Shopee, Tiktok Shop được Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) yêu cầu báo cáo về cơ chế thu phí, đảm bảo không lạm dụng vị thế thị trường.

Theo quy định tại Nghị định 98, các nền tảng thương mại điện tử có nghĩa vụ công khai, minh bạch các chính sách, bao gồm phí giao dịch, để đảm bảo quyền lợi cho người bán và người tiêu dùng. Các hành vi thay đổi chính sách mà không thông báo rõ ràng, hoặc không thông báo trước theo quy định là hành vi vi phạm hành chính, có thể bị xử phạt theo quy định, với mức phạt từ 20 - 40 triệu đồng.

Mới đây, sàn thương mại điện tử Shopee, TikTok Shop thông báo áp dụng tăng phí sàn với các nhà bán hàng kể từ 1/4. TikTok Shop gọi là "phí hoa hồng", tăng từ 1-3% lên 1-4% với gian hàng thông thường, và từ 1-5,78% lên từ 1,21-7,7% với gian hàng chính hãng. Còn Shopee điều chỉnh phí với shop thường, theo đó phí sàn tối đa gọi là phí cố định từ 4% lên mức cao nhất 10%.

Hầu hết các ngành hàng hiện chịu phí từ 3-4% sẽ thành từ 7-9%. Ngoài ra, Shopee còn ngừng cung cấp miễn phí một số gói hỗ trợ nhà bán khác liên quan, thu phí cố định vận chuyển trả hàng. Ngay sau thông tin này, cộng đồng người bán hàng trên các sàn thương mại điện tử đã bày tỏ sự hoang mang, lo lợi nhuận sụt giảm. Thậm chí, nhiều người còn dự định "rời cuộc chơi".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Các khu công nghiệp (KCN) mới ra đời đều đi theo mô hình KCN sinh thái, tuần hoàn, thông minh… với mục tiêu là hướng đến tiêu chuẩn ESG. Vậy với các KCN đã có tuổi đời hàng chục năm, hạ tầng cũ kỹ gần hết khấu hao, đâu là thách thức và hướng đi phù hợp?

Tại Đại hội đồng cổ đông ngày 17/4, ROX Key đã thông qua chiến lược tăng trưởng đầy tham vọng, lấy dữ liệu làm động lực đột phá doanh thu trong giai đoạn 2025-2027.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét miễn một số loại thuế cao đối với các nhà sản xuất ô tô.

Để duy trì mục tiêu xuất khẩu năm 2025, ngay từ bây giờ, doanh nghiệp Việt cần chủ động mở rộng thị trường, kết nối giao thương và đẩy mạnh xuất khẩu.

Giá vàng trong nước ngày 24/4 đồng loạt giảm mạnh, nhiều thương hiệu giảm từ 3-4 triệu đồng/lượng sau khi đạt đỉnh 124 triệu đồng/lượng trong phiên hôm qua, 23/4.

Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm ngưng hoạt động vào cách đây một năm, ngày 23/4/2024. Sau đó, giá vàng trong nước bắt đầu chuỗi leo thang.