Khủng bố IS ở Mỹ

Liên tiếp trong hai ngày cuối năm 2024 và đầu năm 2025 xảy ra ở nước Mỹ hai vụ việc khơi lại những ký ức đau buồn và ám ảnh tăm tối về các cuộc tấn công khủng bố đã từng xảy ra trên đất nước này.

Trước tiên là vụ việc chiếc xe ô tô do hãng Tesla của tỷ phú Elon Musk chế tạo nổ tung trước cửa khách sạn Trump International của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump ở thành phố Las Vegas. Tiếp theo là vụ việc một chiếc ô tô đâm vào đám đông người hân hoan chào đón năm mới ở thành phố New Orleans khiến ít nhất 15 người bị thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương. Thủ phạm mang theo trên xe lá cờ của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Hai vụ việc có thể liên quan đến nhau. Những hành động này là khủng bố. Thủ phạm là nhiều người chứ không đơn lẻ. Vụ việc diễn ra chỉ không đầy 3 tuần trước ngày ông Trump chính thức nhậm chức tổng thống Mỹ.

Ám ảnh về bị tấn công khủng bố ngay ở trên lãnh thổ của nước Mỹ giờ trở lại đối với dân chúng và chính quyền Mỹ. Ám ảnh này tác động tiêu cực và tai hại tới tâm lý của người dân ở Mỹ và xã hội nước Mỹ bởi ba lý do chính:

Thứ nhất, nỗi lo ngại và lo sợ về nguy cơ và mối đe doạ lại bị tấn công khủng bố, lại phải chung sống với nguy cơ và mối đe doạ này phủ bóng đen xuống bầu không khí chính trị đối nội ở nước Mỹ, khiến cho dân chúng suy giảm lòng tin  vào năng lực của nhà nước về đảm bảo an toàn cho người dân và an ninh cho xã hội.

Thứ hai, khủng bố có liên quan đến IS mà chính phủ Mỹ đã nhiều lần khẳng định IS đã bị xoá sổ. Vụ việc trên lại cho thấy IS vẫn còn tồn tại và vẫn có thể thách thức Mỹ và tiến hành hoạt động khủng bố ở ngay trên đất Mỹ. Như vậy cũng có nghĩa là nước Mỹ vẫn có vấn đề về đảm bảo an ninh nội địa và về chống khủng bố nói chung, chống IS nói riêng.

Thứ ba, chúng là điềm gở đối với nhiệm kỳ tổng thống Mỹ sắp bắt đầu của ông Trump. Chúng khiến người này gặp nhiều khó xử trong những ngày trị vì nước Mỹ sắp đến. Ông Trump gắn những vụ việc trên với vấn đề tỵ nạn và nhập cư, đến tình trạng tội phạm ở nước Mỹ và hoàn toàn phớt lờ tính chất và bản chất Hồi giáo cực đoan của IS. Ông Trump giờ buộc phải nhận thấy rằng chuyện an ninh nội địa đối với nước Mỹ hiện tại và trong thời gian tới không chỉ có liên quan tới người tỵ nạn và nhập cư mà còn cả tới sự cọ sát và xung khắc về thế giới quan và ý thức hệ chính trị và tôn giáo.

Sự trở lại của ám ảnh lo ngại và lo sợ về nguy cơ khủng bố sẽ buộc ông Trump phải có những điều chỉnh chính sách và định hướng chính sách mới về đối nội, phải giảm bớt can dự và chi tiêu cho đồng minh hay đối tác bên ngoài, cho chiến tranh và xung khắc của Mỹ với đối tác bên ngoài để đối phó với thách thức khủng bố trong nội địa nước Mỹ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Các cuộc không kích của Israel tại Gaza ba ngày qua đã khiến ít nhất 140 người thiệt mạng, trong khi các cuộc đàm phán ngừng bắn giữa Israel và Hamas chưa có tín hiệu tích cực.

Tổng thống Chile Gabriel Boric đã có chuyến đi lịch sử đến Nam Cực. Tại đây, ông tái khẳng định chủ quyền của Chile đối với lãnh thổ Nam Cực và tuyên bố sẽ không cho phép khai thác tài nguyên trong khu vực, đồng thời nói thêm rằng lục địa này chỉ có thể được sử dụng cho mục đích hòa bình và khoa học.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã bắt đầu chuyến công du Hàn Quốc, Nhật Bản và Pháp, trong bối cảnh đang diễn ra cuộc khủng hoảng chính trị ở Hàn Quốc.

Hàng ngàn người Israel đã xuống đường biểu tình phản đối Chính phủ của Thủ tướng Benjamin Netanyahu và cách chính phủ này xử lý xung đột ở Gaza.

Các cuộc đàm phán giữa hai đảng trung dung lớn nhất ở Áo về việc thành lập chính phủ liên minh mà không có đảng Tự do cực hữu (FPO) đã sụp đổ - Thủ tướng Karl Nehammer thông báo, đồng thời nói thêm rằng ông sẽ từ chức trong những ngày tới.

Khách du lịch và người dân địa phương tại thành phố Las Vegas, bang Nevada, đang hoan nghênh ý tưởng bổ sung cảnh báo nhãn trên đồ uống có cồn để đáp lại khuyến nghị của Tổng Y sĩ Mỹ, ông Vivek Murthy.