Ký ức Hà Nội 70 năm

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, sáng 4/10 tại không gian bích họa Phùng Hưng, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội đã phối hợp với Tạp chí Xưa và nay, cùng các họa sĩ tổ chức chương trình "Ký ức Hà Nội" sắp đặt, tái hiện không gian Hà Nội mùa thu năm 1954.

 

Thăng Long - Hà Nội đã trải qua và chứng kiến nhiều thăng trầm lịch sử. Quân dân Hà Nội, thế hệ sau tiếp bước thế hệ trước kiên cường tranh đấu, bền bỉ lao động, sáng tạo nền văn hiến rực rỡ, lập nhiều chiến công hiển hách lưu danh muôn đời.

Trong tiến trình lịch sử phát triển Thủ đô Hà Nội, ngày 10/10/1954 là một mốc son lịch sử, đánh dấu thất bại hoàn toàn của thực dân Pháp ở Việt Nam, mở ra thời kỳ phát triển mới của Thủ đô và đất nước.

Hà Nội được giải phóng không chỉ là niềm vui mừng của người dân Thủ đô mà còn là một sự kiện lịch sử, một ngày hội lớn của nhân dân cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới. Ngày 10/10/1954 là một cột mốc quan trọng trong lịch sử xây dựng và phát triển của thủ đô và đất nước, đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa to lớn, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử ngàn năm văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.

Những ký ức về một Hà Nội hân hoan, tưng bừng của người dân Thủ đô trong ngày đón đoàn quân chiến thắng giữa mùa thu 70 năm trước vẫn còn nguyên vẹn trong tâm trí của mỗi chứng nhân lịch sử được tham gia sự kiện lớn 10/10/1954.

Ký ức về một Hà Nội hân hoan, tưng bừng vẫn còn nguyên vẹn trong tâm trí của mỗi chứng nhân lịch sử.

Chương trình góp phần tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước đến với thế hệ trẻ. Qua đó, giúp mỗi công dân có những hành động thiết thực, ý nghĩa, đóng góp cho việc xây dựng Thủ đô Hà Nội văn minh, đầy truyền thống và tự hào dân tộc.

Du khách xem triển lãm ảnh tư liệu chủ đề “Quận Hoàn Kiếm - Những hình ảnh lịch sử”

Các trưng bày, triển lãm và hoạt động diễn ra tại không gian bích hoạ phố Phùng Hưng từ ngày 4/10 đến ngày 13/10 tái hiện không gian Hà Nội xưa trong khu phố cổ Hà Nội giai đoạn Toàn quốc kháng chiến của quân và dân Hà Nội tới ngày tiếp quản Thủ đô, qua các không gian trang trí, sắp đặt, nhằm giới thiệu về một trong những giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc tới người dân, du khách.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ga Hà Nội được xây dựng từ năm 1902 với tên gọi ban đầu là ga Hàng Cỏ. Trải qua hơn một thế kỷ, nhà ga vẫn giữ được nét kiến trúc cổ kính pha lẫn hiện đại, trở thành một điểm nhấn kiến trúc độc đáo của Thủ đô.

Triển lãm gốm nghệ thuật "Hiện Linh" của hoạ sĩ Ngô Xuân Bính sẽ chính thức khai mạc vào ngày 10/11, tại không gian sáng tạo ngoài sân vườn của Bảo tàng Hà Nội.

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 sẽ khai mạc vào tối ngày 9/11 với chương trình nghệ thuật và diễu hành chủ đề “Giao lộ”, lấy cảm hứng từ khung cảnh đô thị Thăng Long xưa với những tiếp biến từ quá khứ tới hiện tại.

Với chủ đề “Giao lộ thời gian”, Lễ hội thiết kế sáng tạo 2024 hình thành dọc theo 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Thủ đô với hơn 100 hoạt động sáng tạo, hứa hẹn sẽ là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Với mong muốn để thế hệ trẻ có nhiều cơ hội tiếp cận với những giá trị văn hóa truyền thống của đất nước, vở diễn “Thiếu phụ Nam Xương” của Nhà hát Tuồng Việt Nam đã kể lại câu chuyện gần gũi quen thuộc với nhiều thế hệ.

Sau nhiều năm đắm mình trong thế giới của hội họa biểu hiện trừu tượng, Trần Lưu Mỹ đã trở thành một cái tên nổi bật trong giới mỹ thuật trong và ngoài nước. Mỗi triển lãm cá nhân được tổ chức liên tiếp trong khoảng thời gian gần đây của Trần Lưu Mỹ đã góp thêm một góc nhìn tươi mới cho nghệ thuật trừu tượng đương đại.