Làng trong phố

Mối quan hệ giữa “phố” và “làng”, “văn minh đô thị" và "văn hóa làng” vẫn song hành, hòa quyện với nhau, đan xen nhau trong kiến trúc, lối sống, hành vi ứng xử của người Hà Nội. Phố vẫn thấp thoáng mái chùa, vẫn hội hè, đình đám. “Tâm thức làng” ẩn hiện trong từng con phố, trong mỗi gia đình.

Lịch sử Hà Nội là lịch sử phát triển của một đô thị từ làng lên phố và trong phố có làng”. Với vị thế Thủ đô của cả nước, từ rất lâu, Hà Nội đã là “mảnh đất vàng” để người dân bốn phương tụ hội về đây làm ăn, buôn bán rồi lập nên “ba mươi sáu phố phường”. Cũng từ đây, những phong tục, lề thói của từng địa phương được chắt lọc, bồi đắp, trau chuốt để tạo nên nét văn hóa của người Hà Nội, góp phần không nhỏ tạo nên diện mạo Thủ đô, một đô thị theo hướng văn minh hiện đại.

Hà Nội là một trong những đô thị đẹp bậc nhất khu vực Đông Nam Á. Nhưng nói, Hà Nội là một ngôi làng, nói vậy không có nghĩa chê bai gì. Ngay cả khi người dân thủ đô coi mình là tinh túy đất nước hay thậm chí là trung tâm của cả nước, thì Hà Nội, thành phố thủ đô này vẫn không đem đến cảm giác đây là đô thị lớn thật sự. Xe cộ nườm nượp, những công trình xây dựng, những tòa nhà cao vút, những khu nhà chung cư xám xịt. Nhưng dù có những dấu hiệu đô thị đó, Hà Nội vẫn giữ chất thôn quê của mình. 

Trong phố có làng, hay làng trong phố, “phố” và “làng”, “văn minh đô thị" và "văn hóa làng” vẫn song hành, đan xen nhau trong kiến trúc, lối sống, hành vi ứng xử, của người dân Hà Nội. 

Tốc độ đô thị hóa ngày một nhanh, làng đua nhau lên phố. Kinh tế phát triển nhưng nếp sống văn hóa không kịp theo. Lối sống làng xã, tùy tiện trong ứng xử nơi công cộng là một ví dụ điển hình cho cái chất “thôn làng” đôi lúc lại trỗi dậy trong cung cách ứng xử của "người hàng phố”.

Đô thị hóa đòi hỏi người dân cũng phải chuyển động song hành, phải tự trang bị cho mình một lối sống, cách ứng xử khác hẳn với trước kia. Tuy nhiên, cái tư duy “đất lề quê thói” của người làng thì vẫn còn đó. Dẫu đã là thị dân, nhưng cách ứng xử của văn hóa làng vẫn đậm đặc, trọng tình hơn lý. Chính điều này đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển của văn minh đô thị, thể hiện rất rõ trong văn hóa giao thông. Với quan niệm "đường ta, ta cứ đi” cùng lối sống tùy tiện, những thị dân này muốn “nhanh” nên vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, muốn “tiện” nên xả rác bừa bãi trên đường, dù trên phố không thiếu thùng rác công cộng. Những hành động thiếu văn minh ấy, không còn là chuyện lạ trên đường phố Hà Nội.

Sự hợp lưu của những dòng văn hóa từ các nơi khác tiếp tục được Hà Nội tiếp nhận, phát huy tiếp biến các dòng văn hóa ấy theo hướng đi đúng đắn, tạo cơ hội mới cho sự phát triển. Làng lên phố và quá trình đô thị hóa là không thể tránh, nhưng dẫu không gian làng có đổi thay thì văn hóa làng vẫn là sợi dây kết nối bền chặt mỗi cá nhân với cộng đồng. Và để gìn giữ, phát huy giá trị đẹp đẽ của văn hóa làng, cần có một sự dung hòa. 

Quang cảnh Hà Nội nhìn từ trên cao có thể nhận thấy từ sự đan xen tương phản giữa nhà cao tầng với thấp tầng, mật độ cao với mật độ thấp, có quy hoạch với không quy hoạch, hiện đại với truyền thống...Hà Nội như một “ngôi làng”, dù từ lâu, cái làng ấy đã bị vây quanh bởi bêtông, sắt thép, lý do không phải nhiều khu dân cư vẫn tự gọi mình là “làng”, mà còn chính bởi những con người, những góc phố, những ngôi nhà, cùng với lối sống, văn hoá nơi đây đã tạo lên “ngôi làng” ấy.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Triển lãm mỹ thuật “Người Hà Nội & Qua miền Tây Bắc” là hoạt động văn hóa đầu tiên được tổ chức tại Tòa nhà di sản 49 Trần Hưng Đạo - 46 Hàng Bài, tòa biệt thự có kiến trúc Đông Dương vừa được thành phố trùng tu để trở thành trung tâm giao lưu văn hóa khu phố cũ của Hà Nội.

“Những ngày Văn học châu Âu”- một sự kiện thường niên do Hiệp hội các tổ chức về văn hóa châu Âu (EUNIC) tổ chức, đang diễn ra tại Hà Nội và TP.HCM. Chương trình năm nay kéo dài đến ngày 19/5 và giới thiệu những tác phẩm nữ quyền và queer (đa dạng tính dục) của các nhà văn trẻ, gợi mở những hướng tiếp cận khác từ những tác phẩm kinh điển của văn chương châu Âu.

Xẩm tàu điện giờ chỉ còn lại trong các câu chuyện của ký ức mà những thế hệ trước kể lại. Thế nhưng, thời gian gần đây, người dân và du khách Thủ đô lại đâu đó bắt gặp được hình ảnh này trong một tour du lịch đêm độc đáo với tên gọi “xẩm on the bus”.

Việc thực hiện chuyển đổi số của ngành giáo dục Thủ đô không chỉ dừng lại trong giảng dạy mà còn hiện diện ở nhiều mặt, trong đó có cả việc đảm bảo an toàn thực phẩm trường học. Mô hình căng tin thông minh là một minh chứng cụ thể cho điều đó.

Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phát động Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Việc cắt tỉa, đốn hạ cây sâu mục trước mùa mưa bão là cần thiết. Nhưng cắt trụi cành, đến mức không còn lại đến một cái lá, thì lại là chuyện bất bình thường. Tại phố Duy Tân, quận Cầu Giấy, hàng chục cây xanh cao lớn đang tỏa bóng mát đã bị xử lý như vậy.