Lối đi cho phim đề tài lịch sử tại Việt Nam
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông nhấn mạnh về những điểm mới quan trọng trong Luật Điện ảnh 2022 tạo ra nhiều đột phá với việc cho phép mở rộng phạm vi đề tài và thể loại phim, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc đặt hàng sản xuất phim từ ngân sách Nhà nước.
Nhận định xu thế sáng tác của điện ảnh quốc tế và Việt Nam, Thứ trưởng cho rằng không chỉ điện ảnh Việt Nam, mà điện ảnh thế giới cũng luôn xem các tác phẩm văn học như một "mảnh đất màu mỡ" để khai thác. Tuy nhiên, theo Thứ trưởng, điện ảnh Việt Nam còn thiếu tác phẩm điện ảnh hay về đề tài lịch sử cũng là lý do làm cho nhiều người Việt hôm nay, nhất là giới trẻ, tìm đến phim về đề tài lịch sử (bao gồm phim dã sử, cổ trang) của nước ngoài hơn là phim về đề tài lịch sử của Việt Nam. Bởi thực tế, chính những bộ phim công phu, hấp dẫn được xây dựng từ chất liệu lịch sử của các nền điện ảnh nổi tiếng thế giới đã thu hút, kích thích người xem quan tâm, tìm hiểu lịch sử của những quốc gia này.
Hội thảo được chia làm hai phiên với sự tham gia của các chuyên gia, nhà văn, nhà sản xuất và các nhà làm phim nổi tiếng trong và ngoài nước. Hai chủ đề chính là: "Làm phim về đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm: Thách thức và cơ hội" và "Kinh nghiệm quốc tế cùng các giải pháp chính sách để phát triển dòng phim này". Tại đây, các nhà làm phim, đạo diễn đã chia sẻ những thách thức đối với người làm phim đề tài lịch sử, chuyển thể từ tác phẩm văn học như việc làm sao để khán giả hiểu phim điện ảnh về lịch sử khác với phim tài liệu, không so sánh với kịch bản văn học và quyền sáng tạo một số chi tiết để tác phẩm điện ảnh thêm hấp dẫn.
Tại Việt Nam, đề tài điện ảnh lịch sử và chuyển thể từ văn học đang gặp không ít thử thách. Một trong những khó khăn lớn là sự cân bằng khi đảm bảo tính chính xác về lịch sử và những sáng tạo trong các tác phẩm thuộc thể loại này.
Buổi Hội thảo đã mang đến nhiều ý kiến thực tế và quý báu từ các chuyên gia trong và ngoài nước, mở ra những hi vọng thúc đẩy công nghiệp điện ảnh Việt Nam, đặc biệt ở lĩnh vực phim lịch sử và chuyển thể văn học.
Chương trình "Khúc quân hành vang mãi non sông" do Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức sẽ diễn ra vào tối 22/12 tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long. Đây là một sự kiện nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Chiều 22/12, buổi tổng duyệt cho chương trình “Khúc quân hành vang mãi non sông” đã diễn ra tại sân Đoan môn – Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long.
Chương trình nghệ thuật "Dòng thời gian" số 10 với chủ đề “Bản tình ca người lính” do Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức như một lời tri ân gửi tới những người lính Bộ đội Cụ Hồ nhân kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Để chuẩn bị cho sự thăng hoa của đêm nhạc, các nghệ sĩ đã hào hứng tham gia buổi tổng duyệt. Chương trình sẽ được được truyền hình trực tiếp lúc 20h tối nay trên các hạ tầng của Đài Hà Nội.
Trong đĩa than “Như gió heo may”, các bài hát được sắp xếp nhằm diễn tả hành trình của người nghệ sĩ, ít nhiều gắn với những trải nghiệm thực tế của chính ca sĩ Tuấn Hiệp.
Sau khi công bố dàn diễn viên “vừa lạ, vừa quen” cho dự án Tết “Bộ tứ báo thủ”, ngày 20/12, đạo diễn Trấn Thành đã tổ chức buổi showcase để giới trailer chính thức của bộ phim.
Bộ phim ‘Hà Nội trong mắt em’ đang nhận được sự quan tâm của đông đảo khán giả. Bên cạnh những diễn viên trẻ đảm nhận vai chính như: Quỳnh Kool, Huỳnh Anh, B Trần... nhân vật mẹ chồng do diễn viên Thanh Tú thủ vai khiến khán giả vô cùng ấn tượng.
0