Mở rộng đất làm nhà ở thương mại để tăng nguồn cung BĐS

Việc mở rộng loại đất làm nhà ở thương mại được giới chuyên gia đánh giá là cần thiết để giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn cung bất động sản, do nhiều dự án dở dang, không đáp ứng quy định về điều kiện thực hiện dự án nhà ở thương mại.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration -:-
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -:-
1x

Nghị quyết 171/2024 của Quốc hội về thí điểm việc mở rộng loại đất làm nhà ở thương mại được đánh giá là một bước đi cần thiết để giải quyết các vấn đề về đất đai và nhà ở trong bối cảnh thiếu hụt nguồn cung như hiện nay.

Điều 127 Luật Đất Đai 2024 quy định, doanh nghiệp phải có toàn bộ hoặc một phần “đất ở” mới được chấp thuận nhà đầu tư, không thông qua đấu giá, đấu thầu. Do đó, những đơn vị có quyền sử dụng đất nhưng không có "đất ở" sẽ không được chấp thuận là nhà đầu tư cho dù dự án phù hợp với các loại quy hoạch đô thị, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chương trình kế hoạch phát triển nhà ở.

Quy định này sẽ khiến nhiều dự án rơi vào cảnh dở dang, khó có thể hoàn thiện thủ tục để triển khai dự án và tạo thêm nguồn cung.

Ông Lê Đình Chung - Tổng Giám đốc SGO Homes cho biết: “Việc Luật đất đai quy định dự án thương mại phải có 1 phần đất ở mới được chuyển đổi mục đích sử dụng đã khiến nhiều dự án được chấp thuận đầu tư trước đó bị đình trệ do không đủ điều kiện chuyển đổi. Từ đó gây lãng phí đất đai, nguồn vốn doanh nghiệp và các chủ đầu tư bị ách tắc”.

Dự án ách tắc đã gây lãng phí đất đai, doanh nghiệp đọng vốn, ảnh hưởng đến nền kinh tế đất nước nói chung và thị trường bất động sản nói riêng. Nghị quyết thí điểm của Quốc hội về mở rộng loại đất làm nhà ở thương mại nhằm mục đích tháo gỡ những khó khăn trên, giải quyết nút thắt về phương thức tiếp cận đất đai để thực hiện các dự án nhà ở thương mại. Việc chuyển đổi này mang lại nhiều lợi ích cho thị trường, như: thúc đẩy cơ cấu lại thị trường bất động sản; tăng cường hiệu quả sử dụng đất; tạo động lực cho doanh nghiệp.

Theo bà Phạm Thị Hồng Yến, Uỷ Ban Kinh tế của Quốc hội: "Đây là một trong những Nghị quyết được đáng giá là hết sức quan trọng để đảm bảo tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc trong thời gian vừa qua, đáp ứng được điều kiện mở rộng các trường hợp các nhà đầu tư khi đã có quyền sử dụng đất có thể thực hiện được dự án nhà ở thương mại. Bên cạnh đó, Nghị quyết cũng mở rộng được nguồn cung cho thị trường bất động sản, đồng thời tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện các dự án này, giảm được các thủ tục hành chính, giảm được các chi phí tuân thủ."

Ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch HĐQT CTCP đầu tư bất động sản toàn cầu cho hay: “Nghị quyết này được Quốc hội thông qua thì nguồn cung sẽ được giải tỏa, như vậy thì giá bất động sản sẽ quay trở lại quỹ đạo bình thường. Vì hiện nay, Hà Nội và TP.HCM có khoảng trên 400 dự án đang vướng mắc ở cái thủ tục này."

Có thể thấy, Nghị quyết 171 thí điểm mở rộng đất làm nhà ở thương mại là một bước đi đúng đắn nhằm tháo gỡ khó khăn, từ đó tạo thêm nguồn cung nhà ở. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu điều tiết thị trường bất động sản, các chuyên gia cũng kiến nghị bổ sung quy định ưu tiên phát triển nhà ở thương mại giá rẻ, phù hợp với nhu cầu thực tế của người dân.

Ngoài ra, cần quy định cụ thể trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc phê duyệt danh mục khu đất thí điểm, đồng thời đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành liên quan. Qua đó đặt nền tảng vững chắc cho sự phát triển lành mạnh, bền vững của thị trường bất động sản.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

0

Gỡ vướng các chính sách, cải cách thủ tục hành chính là những giải pháp cấp thiết để khơi thông các dự án bất động sản chậm tiến độ.

Cơ chế đặc thù là yếu tố then chốt, đẩy nhanh quá trình phê duyệt và giải quyết các vướng mắc pháp lý để thúc đẩy tiến độ các dự án đang trì trệ.

Các cuộc đấu giá đất tại huyện Quốc Oai và Sóc Sơn (Hà Nội) cuối tuần qua đã ghi nhận mức giá trúng cao gấp gần 20 lần mức giá khởi điểm.

Từ 1/4, Nghị quyết 171 được Quốc hội thông qua ngày 30/11/2024 về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại qua thỏa thuận nhận quyền hoặc đang có quyền sử dụng đất có hiệu lực thi hành.

Sở Tài chính TP.HCM đã đề xuất hai phương án cho việc xây dựng trung tâm tài chính sau khi khảo sát và tham khảo ý kiến.

Địa phương có vai trò quan trọng trong việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất - theo quy định tại Điều 123 Luật Đất đai 2024.