Mỹ, Canada chặn máy bay ném bom Nga, Trung Quốc gần Alaska

Bộ Tư lệnh Phòng thủ Hàng không Vũ trụ Bắc Mỹ (NORAD) đã chặn hai máy bay ném bom của Nga và hai máy bay ném bom của Trung Quốc bay gần Alaska vào ngày 24/7.

Một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết đây là lần đầu tiên chiến đấu cơ của hai quốc gia này bị chặn khi hoạt động cùng nhau.

Theo một tuyên bố từ NORAD, các máy bay ném bom này vẫn ở không phận quốc tế trong Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Alaska và “không bị coi là mối đe dọa”.

Khu vực radar tầm xa Point Barrow của NORAD ở Alaska vào ngày 4/2/2023. Ảnh: Không quân Mỹ

Mỹ và Canada, hai quốc gia thành lập NORAD, đã chặn các máy bay ném bom TU-95 Bear của Nga và H-6 của Trung Quốc. NORAD cho biết các máy bay này không xâm phạm không phận có chủ quyền của Mỹ hoặc Canada.

Quan chức quốc phòng Mỹ cũng cho biết đây là lần đầu tiên máy bay ném bom H-6, vốn là phiên bản phái sinh của các máy bay ném bom cũ của Liên Xô, đi vào Vùng nhận dạng phòng không của Alaska.

Vụ ngăn chặn được thực hiện bởi các máy bay chiến đấu F-16 và F-35 của Mỹ, máy bay chiến đấu CF-18 của Canada.

Các chuyến bay của Nga vào ADIZ của Alaska không phải là hiếm. Vào tháng 5, Nga đã điều bốn máy bay vào ADIZ của Alaska, mà NORAD cho biết vào thời điểm đó đây là việc “xảy ra thường xuyên”.

Tuy nhiên, sự hiện diện của máy bay Trung Quốc dường như là một diễn biến mới. Vào tháng 3, người đứng đầu Bộ Tư lệnh miền Bắc Mỹ, tướng Gregory Guillot cho biết Trung Quốc đang tiến xa hơn về phía bắc tới Bắc Cực và ông dự báo ​​sẽ thấy máy bay Trung Quốc ở đó “sớm nhất là trong năm nay”.

Trung Quốc tự coi mình là một quốc gia “gần Bắc Cực” và đã nỗ lực mở rộng sự hiện diện ở cực bắc, bao gồm cả thông qua hợp tác với Nga./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 5/9, Chính phủ Hà Lan công bố nước này sẽ tăng thêm chi tiêu quốc phòng lên tới hàng tỷ euro, đầu tư vào xe tăng, máy bay chiến đấu và khinh hạm để củng cố năng lực ứng phó trước những thách thức mới.

Quân đội Đức đã đưa hệ thống phòng không Iris-T đầu tiên vào sử dụng trên lãnh thổ nước này sau khi chuyển giao một số hệ thống cho Ukraine.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã đến thăm một căn cứ quân sự ở miền Bắc. Tại đây ông tuyên bố Đức sẽ không cắt giảm viện trợ quân sự cho Ukraine.

Mỹ đang cân nhắc cung cấp tên lửa hành trình JASSM AGM-158 cho Ukraine, một động thái được kỳ vọng sẽ xoay chuyển cục diện chiến trường khi Ukraine đang thay đổi chiến thuật tấn công vào các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Nga. Tuy nhiên, chuyện gì sẽ xảy ra nếu Ukraine sở hữu loại tên lửa này?

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba đã đệ đơn từ chức vào thời điểm tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tiến hành đợt cải tổ nội các lớn nhất nhằm ứng phó với chiến sự kéo dài.

Trang web Politico đưa tin rằng chính quyền của Tổng thống Mỹ Biden "sẵn sàng" cung cấp cho Ukraine tên lửa hành trình tàng hình phóng từ trên không Lockheed Martin AGM-158 JASSM và Lầu Năm Góc có thể đã tiến hành nâng cấp máy bay F-16 của Ukraine để có thể mang và bắn loại tên lửa này. Tên lửa cũng có thể được tích hợp vào các thiết kế máy bay chiến đấu Nga hiện có của Ukraine, giống như cách người ta đã làm với AGM-88 HARM và AASM Hammer.