Mỹ công bố video tiêm kích Nga tiếp cận MQ-9 Reaper

Lầu Năm Góc ngày 16/3 đã công bố một đoạn video cho thấy một tiêm kích Su-27 của Nga tiến rất gần và xả nhiên liệu lên một máy bay không người lái MQ-9 Reaper của quân đội Mỹ.

Theo Lầu Năm Góc, đoạn video dài khoảng 40 giây đã được quân đội Mỹ chỉnh sửa thời lượng nhưng khẳng định các sự kiện trong video diễn ra theo thứ tự tuần tự.

Đây là sự cố đầu tiên giữa Mỹ và Nga kể từ khi xảy ra xung đột ở Ukraine, làm xấu đi mối quan hệ vốn đã căng thẳng giữa Washington và Moscow. Phản ứng trước cáo buộc của Mỹ, Bộ Quốc phòng Nga đã bác bỏ thông tin về việc máy bay tiêm kích Su-27 của nước này đã có va chạm với máy bay không người lái của quân đội Mỹ. Trước đó, ngày 15/3, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết vụ việc xảy ra có thể là vô tình.

Theo lực lượng Không quân Mỹ tại Châu Âu (USAFE), máy bay không người lái MQ-9 Reaper của Mỹ bị rơi ở Biển Đen gần khu vực Crimea hôm 14/3 vẫn chưa được tìm thấy. USAFE từ chối tiết lộ chi tiết cụ thể về hoạt động tìm kiếm nhưng cho biết việc xác định vị trí những gì còn lại của chiếc UAV trị giá 32 triệu USD vẫn là "ưu tiên" đối với Washington. 

Khi được hỏi hôm 16/3 rằng liệu Nga có cố gắng thu hồi máy bay không người lái của Mỹ hay không, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng nếu quân đội Nga thấy “điều đó là cần thiết vì lợi ích và an ninh của quốc gia thì họ sẽ làm”.

Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolay Patrushev trước đó cho biết Moscow "chắc chắn sẽ cố gắng" trục vớt chiếc UAV này từ Biển Đen. Ông Patrushev thừa nhận rằng việc này sẽ khó khăn nhưng hy vọng sẽ thành công.

Tờ The Hill lưu ý rằng Nga sẽ có “thời gian” tìm kiếm MQ-9 Reaper dễ dàng hơn so với Mỹ vì nó rơi gần Crimea, đồng thời cảnh báo rằng “việc Moscow thu hồi chiếc UAV có thể gây ra những lo ngại nghiêm trọng về tình báo cho Washington”.

Tuy nhiên, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, Tướng Mark Milley cho rằng UAV đã chìm ở khu vực biển có độ sâu khoảng 1,5 km và "có thể đã bị hỏng", nghĩa là dù sao thì cũng không có khả năng phục hồi dữ liệu từ đó.

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết

user image
user image
User
Ý KIẾN

Brazil và Trung Quốc đang đàm phán để thành lập một quỹ tài trợ cho sự phát triển công nghiệp xanh và năng lượng tái tạo ở cả hai quốc gia.

Trước việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp tục "hãm phanh" lạm phát, giới chuyên gia theo dõi thị trường liên tục dự đoán về việc FED sẽ tăng lãi suất thêm bao lâu nữa và mức độ nguy cơ suy thoái có thể xảy ra. Tuy nhiên theo các nhà hoạch định chính sách của FED, có thể sẽ chỉ cần thêm một đợt tăng lãi suất nữa trong năm nay để đẩy lùi lạm phát. Từ năm 2024 trở đi, FED sẽ ít nới lỏng chính sách tiền tệ hơn.

Tháng lễ Ramadan năm nay tại Pakistan bắt đầu vào ngày 3/4. Do tình hình lạm phát, nên giá cả nguyên liệu, thực phẩm phổ biến dùng trong lễ Ramadan như dầu ăn, bột mỳ và trái cây tăng cao, riêng sữa đã tăng tới 25% từ cuối năm 2021 đến nay. Vì thế, người dân đang phải thắt chặt hầu bao trong dịp lễ này.

Lầu Năm góc, Mỹ đang thúc giục Quốc hội phê duyệt ngân sách đề xuất của Bộ Quốc phòng là 842 tỷ USD cho năm tài chính 2024. Mục tiêu là để hiện đại hóa lực lượng quân đội của Mỹ ở Châu Á và trên toàn thế giới.

Các cuộc biểu tình và đình công phản đối cải cách hưu trí kéo dài dẫn đến tình trạng mất điện ở một số nơi, gây gián đoạn nguồn cung năng lượng và giảm sản lượng điện tại một số nhà máy. Tình trạng mất điện đã xảy ra tại sân vận động Stade de France, công trình đang thi công cho Làng Olympic 2024, gần thủ đô Paris và 3 trung tâm dữ liệu tại Saint-Denis.