Nga ngừng tham gia Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen

Cách đây một năm, sáng kiến ngũ cốc Biển Đen, do Liên Hợp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian đã được ký, cho phép Ukraine xuất khẩu an toàn ngũ cốc và hàng hóa nông sản từ các cảng biển của mình trong bối cảnh xung đột tại Ukraine.Trong khuôn khổ sáng kiến, Nga và LHQ cũng đã ký một biên bản ghi nhớ về việc tạo điều kiện cho xuất khẩu lương thực và phân bón của Nga. Thỏa thuận này đã tạo điều kiện cho Ukraine xuất khẩu hơn 32 triệu tấn ngũ cốc qua đường biển. Ukraine mong muốn tiếp tục gia hạn thỏa thuận này. Tuy nhiên phía Nga nhiều lần đưa ra cảnh bảo muốn rút khỏi thỏa thuận. Gần đây nhất là trước khi thỏa thuận hết hạn vào ngày 17/7 theo giờ địa phương, tổng thống Vladimir Putin xác nhận rằng Nga có thể ngừng tham gia thỏa thuận ngũ cốc. Vậy nguyên nhân nào khiến phía Nga muốn từ bỏ thỏa thuận này?

Ngày 17/7 theo giờ địa phương, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov xác nhận Nga sẽ ngừng tham gia thỏa thuận ngũ cốc biển Đen. Ông Peskov nói thêm rằng Nga sẽ quay trở lại Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen nếu các yêu cầu của nước này được đáp ứng. Ngày 16/7, chuyến tàu cuối cùng chở ngũ cốc của Ukraine theo thỏa thuận Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen đã rời cảng Odessa trước khi thỏa thuận này hết hạn.

Tính đến trước ngày 17/7, thỏa thuận ngũ cốc biển Đen đã được gia hạn 3 lần, và lần đây nhất có hiệu lực từ ngày 18/5 và kéo dài trong 2 tháng.Trong 1 năm từ khi thỏa thuận được ký kết, tổng thống Putin đã nhiều lần cảnh báo Nga đang xem xét rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen vì các bên không đáp ứng một số yêu cầu về xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của Nga, theo như thỏa thuận đã ký. /.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngọn đuốc Olympic 2024 đã đến thành phố Marseille, chính thức khởi đầu một mùa Thế vận hội sôi động mà Tổng thống Emmanuel Macron hy vọng sẽ thể hiện sự huy hoàng của nước Pháp. Kể từ đây, ngọn đuốc sẽ trải qua hành trình dài 12.000km trên khắp nước Pháp, tới cả các lãnh thổ hải ngoại xa xôi ở Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

10h sáng 9/5 theo giờ Matxcơva, tức 14h chiều theo giờ Việt Nam, lễ duyệt binh kỷ niệm 79 năm Ngày chiến thắng phát xít đã diễn ra trên Quảng Trường Đỏ của Nga. Kể từ năm 2000, các cuộc duyệt binh kỷ niệm Ngày chiến thắng đã trở thành màn trình diễn hàng năm không chỉ của các lực lượng quân sự mà còn của các loại vũ khí, khí tài tối tân nhất của Nga. Những màn trình diễn này cho thấy tiềm lực quốc phòng to lớn của nước này.

Chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong năm nay của Chủ tịch Tập Cận Bình là một phần trong nỗ lực đảo ngược chính sách cứng rắn của Liên minh châu Âu (EU) về giảm rủi ro từ Trung Quốc, đặc biệt giữa lúc căng thẳng thương mại giữa hai bên chưa giảm. Chuyến thăm được kỳ vọng sẽ củng cố quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung Quốc – châu Âu.

Những ưu tiên chính sách của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong nhiệm kỳ mới gồm tiếp tục thúc đẩy kinh tế Nga phát triển vượt bậc trở thành một trong 4 nền kinh tế lớn nhất thế giới, cải thiện đời sống của người dân, hoàn thành các mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt và thắt chặt hơn nữa quan hệ với Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia đang phát triển.

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng đã có cuộc trao đổi với Đài Hà Nội về ý nghĩa của thắng lợi vĩ đại này. Một thắng lợi mà ông cho rằng có thể xem như hình mẫu của chiến tranh nhân dân, hình mẫu của việc huy động sức mạnh toàn dân tộc.

Trong cuộc họp đầu tháng 5, Cục dự trữ liên bang Mỹ FED đã quyết định tiếp tục giữ nguyên lãi suất cơ bản hiện nay ở mức từ 5,25 đến 5,5% để kiềm chế lạm phát. Việc FED duy trì mức lãi suất cao khiến đồng USD tăng giá và gây ra nhiều tác động đến nền kinh tế của Mỹ cũng như toàn cầu.