Ngày tôn vinh những người cha trên toàn thế giới

Hôm nay 18/6 là "Ngày của Cha" để tôn vinh những người cha trên toàn thế giới. Tuy nhiên, ý nghĩa và nguồn gốc "Ngày của Cha" thì không phải ai cũng biết.

Ý nghĩa nhân văn "Ngày của Cha"

Trên thế giới, Ngày của Cha có nhiều phiên bản khác nhau, được tổ chức vào thời gian khác nhau. Hiện nay, Ngày của Cha phổ biến nhất thường được tổ chức vào ngày Chủ nhật thứ 3 của tháng 6.

Ngày của Cha để tôn vinh những người làm cha trên toàn thế giới.

Cùng với Ngày của Mẹ, Ngày của Cha ra đời nhằm nhắc nhở những người con nhớ đến công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha. Tình phụ tử hết sức thiêng liêng. Tình cảm và sự hy sinh của bố dành cho con luôn là điều không có gì có thể thay thế, con cái phải lấy đó để nhắc nhở mình về lòng hiếu thảo.

Nguồn gốc "Ngày của Cha"

Nguồn gốc Ngày của Cha phiên bản hiện đại ra đời tại Mỹ đầu thế kỷ XX. Theo đó, việc mừng Ngày của Cha bắt nguồn từ Fairmont Tây Virginia vào ngày 5/7/1908. Bà Grace Golden đã tổ chức ăn mừng nhằm tôn vinh người cha đã qua đời trong thảm họa Monongah Mining ở Monongah.

Năm 1909, một người phụ nữ tên Sonora Dodd cũng đã ăn mừng Ngày của Cha do bị ảnh hưởng từ Ngày của Mẹ. Sonora Dodd sinh ra trong gia đình có 6 chị em, mẹ mất sớm và bố phải lo toan tất cả. Xuất phát từ sự kính trọng, biết ơn công lao dưỡng dục của người cha mà bà đã chọn ngày sinh nhật của mình - ngày 19/6 để tôn vinh người cha yêu dấu.

Năm 1966, Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson đã quyết định chọn ngày Chủ nhật thứ 3 của tháng 6 hàng năm là Ngày của Cha ở Mỹ.

Năm 1972, Tổng thống Mỹ Nixon đã ký văn bản xác nhận ngày Chủ nhật thứ 3 của tháng 6 hàng năm là Ngày của Cha ở Mỹ.

Theo nhiều tài liệu, Công giáo Châu Âu đã làm kỷ niệm ngày của cha từ đầu năm 1508. Ngày của Cha nơi đây sẽ được tổ chức vào ngày 19/3 - là ngày lễ của thánh Joseph. Thánh Joseph còn được gọi là "Người nuôi dưỡng Chúa" - tức Nutritor Domini. Trong truyền thuyết Nam Âu, vị thánh này cũng là cha đẻ giả định của chúa Giêsu.

Nhà thờ Chính thống Coptic Alexandria thì tổ chức ngày của Cha trùng với ngày Thánh Giuse, nhưng người dân Copts lại lấy ngày 20/7 làm ngày kỉ niệm./.

(Nguồn: Tổng hợp)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhân kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia, 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024)) và 20 năm hoạt động của không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.

Phụ nữ xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã biến những bức tường rêu mốc thành tranh sinh động, kể lại những câu chuyện đầy ý nghĩa về văn hóa và lịch sử truyền thống địa phương.

Ông Hoàng Thanh Khiết, đại diện Hội đồng xác lập Kỷ lục Việt Nam, đã trao chứng nhận xác nhận kỉ lục cho Bảo tàng Hoa Cương của Nhà giáo Nguyễn Quang Cương, đồng thời đánh giá Bảo tàng Hoa Cương sở hữu một bộ sưu tập hiện vật vô cùng phong phú, đa dạng về chủ đề và chất liệu.

Với mong muốn bảo tồn di sản và phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa Việt vào đời sống hiện đại, cuộc Triển lãm với tên gọi “Tôn cựu, nghênh tân” đang diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cũ, 46 Hàng Bài.

Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với chủ đề "Gastronomy of Unity - Ẩm thực kết nối" sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12, tại khu Ngoại giao Đoàn - 298 Kim Mã, Hà Nội.

Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.