Người Nhật phản đối tăng thuế để phát triển quân sự

Gần 65% số người được hỏi trong cuộc khảo sát của Kyodo phản đối việc tăng thuế để phục vụ việc phát triển quân đội, trong khi 87% cho rằng lời giải thích của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida về việc tăng thuế là chưa thuyết phục.

Hãng tin Kyodo trích dẫn kết quả một cuộc khảo sát được tiến hành sau khi chính phủ Nhật Bản công bố đợt tăng chi tiêu quân sự lớn nhất của nước này kể từ chiến tranh thế giới thứ hai, theo đó phần lớn người dân Nhật Bản không ủng hộ chính sách tăng thuế để phục vụ việc phát triển quân đội.

Trước đó ngày 16/12, Nhật Bản đã công bố kế hoạch chi tiêu quân sự 320 tỷ USD để mua tên lửa sẵn sàng đối phó với bất kỳ cuộc xung đột kéo dài nào, trong bối cảnh Triều Tiên tiến hành các vụ thử tên lửa liên tiếp, và cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Tháng này, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết Chính phủ của ông sẽ không tăng thuế trong tài khóa tiếp theo, bắt đầu từ ngày 1/4, nhưng sẽ tăng thuế theo từng giai đoạn cho đến tài khóa 2027, để đảm bảo nguồn tài chính tăng cường ngân sách quốc phòng.

Có gần 65% số người được hỏi trong cuộc khảo sát của Kyodo phản đối việc tăng thuế cho chi tiêu quân sự, trong khi 87% cho rằng lời giải thích của ông Kishida về nhu cầu tăng thuế là chưa đủ thuyết phục.

Cuộc khảo sát cũng cho thấy tỷ lệ ủng hộ dành cho chính phủ của ông Kishida không thay đổi so với một tháng trước đó, ở mức 33,1% - mức tồi tệ nhất kể từ khi được thống kê vào tháng 10 năm ngoái.

Kế hoạch thu thuế trong 5 năm của chính phủ Nhật Bản, từng bị coi là điều không tưởng, sẽ biến quốc gia đang theo chủ nghĩa hòa bình này trở thành nước chi tiêu quân sự lớn thứ 3 thế giới, sau Mỹ và Trung Quốc.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết nước này đang đẩy mạnh sản xuất xe tăng và hệ thống súng phun lửa hạng nặng, nhưng cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để tăng cường sản xuất thiết bị bảo vệ xe tăng.

Trong một thông báo mới đây, Bộ Y tế dải Gaza do Hamas kiểm soát cho biết các cuộc tấn công của Israel vào vùng đất này bắt đầu từ ngày 7 tháng 10 năm ngoái đã khiến gần 34.000 người Palestine thiệt mạng và khoảng 76.770 người khác bị thương. Cơ quan này kêu gọi cộng đồng quốc tế cung cấp thêm các bệnh viện dã chiến và đội ngũ y tế vào Gaza nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương.

Quân đội Nga đang giành thắng lợi ở một loạt thành phố quan trọng như Avdiivka và Chasov Yar. Trong khi đó, Ukraine và Mỹ đang gặp bất đồng trong quan điểm về việc tấn công các nhà máy lọc dầu của Nga.

Israel tuyên bố sẽ buộc Iran phải trả giá xứng đáng cho các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái do Tehran tiến hành nhằm vào Israel. Nội các chiến tranh của Israel đã họp nhiều lần để tranh luận về một phương án hành động nhằm bổ sung cho nỗ lực ngoại giao chống lại Iran kể từ các cuộc tấn công trực tiếp chưa từng có nhằm vào Israel. Phương án trả đũa đã được quyết định. Sáng nay Israel đã không kích vào lãnh thổ Iran. Tổng thống Iran cảnh báo rằng ngay cả cuộc tấn công dù “nhỏ nhất” vào lãnh thổ của nước này cũng sẽ nhận lại một cuộc tấn công đáp trả “quy mô lớn và khắc nghiệt”. Vậy Iran có thể tự vệ hiệu quả đến mức nào nếu một cuộc tấn công như vậy xảy ra?

Tối 17/4, Ukraine đã sử dụng khoảng 12 tên lửa chiến thuật ATACMS tập kích một sân bay Nga ở Dzhankoy, trên bán đảo Crimea. Ngay lập tức, Nga đáp trả bằng cách tấn công tên lửa vào một khách sạn nơi quân đội Ukraine đóng quân khiến hơn 50 binh lính thương vong.

Tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an về việc giải quyết các thách thức an ninh ở Địa Trung Hải, đại diện thường trực của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc Phó Thông đã kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức ở Dải Gaza và thực hiện đầy đủ nghị quyết 2728