Nhiều bệnh nhân SXH trở nặng do tự điều trị tại nhà

Theo ghi nhận tại Khoa Nội 1, Bệnh viện Bưu điện, số bệnh nhân sốt xuất huyết nặng đang nằm kín giường bệnh. Trung bình mỗi ngày, Khoa tiếp nhận 8 - 10 bệnh nhân sốt xuất huyết nặng nhập viện, cao điểm có ngày lên tới 14 bệnh nhân.

Theo BSCKII. Nguyễn Thị Thu Hằng, Trưởng Khoa Nội 1, cho biết các bệnh nhân hiện đang điều trị tại khoa đều là những trường hợp nặng, phần lớn đều tự điều trị tại nhà. Khi vào viện, các bác sĩ đã phải theo dõi, điều trị tích cực mới giúp các bệnh nhân cải thiện tình trạng.

"Lượng bệnh nhân sốt xuất huyết năm nay tăng cao so với cùng kỳ năm 2021, đặc biệt là số bệnh nhân nặng cũng tăng". - BS Hằng thông tin. 

Các giường tại Khoa Nội 1, Bệnh viện Bưu điện, đều đã kín bệnh nhân sốt xuất huyết. (Ảnh: T.L)

Điển hình là trường hợp bệnh nhân nữ sinh năm 1985, trú tại Hà Nội, vào viện ngày thứ 3 của bệnh trong tình trạng mệt mỏi, li bì, ra máu âm đạo, chảy máu nhiều. Kết quả xét nghiệm của bệnh nhân cho thấy tiểu cầu rất thấp (dưới 35).

Để cấp cứu cho bệnh nhân này, các bác sĩ đã liên hệ sang Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương để xin tiểu cầu truyền cho bệnh nhân.

Bên cạnh đó, bệnh nhân có hiện tượng thoát dịch, dấu hiệu cảnh báo của sốc sốt xuất huyết. Ngay lập tức, bệnh nhân được cho truyền dung dịch cao phân tử.

Trải qua 7 ngày điều trị, chăm sóc tích cực, đến nay, bệnh nhân đã ổn định hơn và tiếp tục được theo dõi tại bệnh viện.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân sốt xuất huyết. (Ảnh: T.L)

"Khó khăn lớn nhất trong điều trị cho bệnh nhân sốt xuất huyết nặng là tiểu cầu. Bệnh viện sẽ phải xin nguồn tiểu cầu bên ngoài để điều trị cho bệnh nhân. Theo phác đồ điều trị, khi bệnh nhân có tiểu cầu dưới 5 là phải truyền tiểu cầu dù cho bệnh nhân không có tình trạng xuất huyết. Tuy nhiên, với bệnh nhân sốt xuất huyết nặng, giảm tiểu cầu đang trong giai đoạn nguy kịch và phải chuyển viện thì nguy cơ tử vong là rất cao." - BSCKII. Nguyễn Thị Thu Hằng thông tin thêm. 

Hiện nay, dịch sốt xuất huyết đang diễn biến nguy hiểm tại Hà Nội cũng như nhiều địa phương trên cả nước, để đảm bảo sức khỏe, bác sĩ khuyến cáo người dân cần chủ động đến các cơ sở y tế thăm khám khi có các dấu hiệu sốt cao, chảy máu chân răng... tuyệt đối không tự điều trị bệnh tại nhà dẫn đến biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.

Bộ Y tế cảnh báo hiện nay đang là cao điểm mùa dịch số mắc liên tục tăng cao tại nhiều tỉnh, thành phố trong những tuần gần đây, dự báo số mắc thời gian tới tiếp tục gia tăng và có thể bùng phát trên diện rộng nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng chống dịch.

Chính vì vậy, cần tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

Mỗi gia đình, người dân cần tự giác thực hiện việc làm nhỏ nhất, đơn giản nhất để diệt lăng quăng, phòng tránh muỗi đốt, phòng sốt xuất huyết.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan vừa có thư kêu gọi cán bộ, nhân viên ngành y tế tham gia đăng ký hiến mô, tạng cứu người, thực hiện lời phát động của Thủ tướng Chính phủ.

Việc tự ý truyền đạm tại nhà có nguy cơ xảy ra các biến chứng như đau sưng nơi vùng đang truyền dịch, viêm tĩnh mạch, dị ứng gây khó thở, đau ngực, sốc phản vệ, thậm chí tử vong

Công đoàn ngành Y tế Hà Nội phối hợp với Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội vừa khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện ung thư sớm, phát thuốc miễn phí đợt 1 cho 100 đoàn viên, người lao động nữ có hoàn cảnh khó khăn đến từ các công ty, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trực thuộc ngành Y tế Hà Nội.

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa cấp phép cho vaccine sốt xuất huyết (SXH) do Công ty Takeda (Nhật Bản) sản xuất có tên là Qdenga. Đây là vaccine SXH đầu tiên được cấp phép tại Việt Nam.

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, vừa ban hành các quyết định công bố gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc và nguyên liệu làm thuốc đối với gần 130 loại sản phẩm.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua thành phố ghi nhận 41 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 16 ca so với tuần trước.