Nhiều hoạt động tại "Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam"

"Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam" năm 2023 đã thu hút đông đảo du khách tới tham quan và trải nghiệm. Qua đó, góp phần giới thiệu và tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc.
Với nhiều hoạt động hấp dẫn và đặc sắc, "Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam" diễn ra từ ngày 14 - 19/4, tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) đã thu hút đông đảo du khách về tham dự, trải nghiệm các trò chơi dân gian và khám phá văn hóa các vùng miền.
"Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam" năm nay có sự tham gia của khoảng 200 đồng bào, 17 cộng đồng dân tộc của 15 tỉnh, thành phố đại diện cho các dân tộc, vùng miền, mang đến những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc nhất.
Trong đó, khoảng 100 người của 16 dân tộc đang hoạt động tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam là già làng, trưởng bản, nghệ nhân...
Tại ngày hội, nhiều nội dung được tổ chức như diễn đàn "Văn hóa các dân tộc Việt Nam - Nguồn lực phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc"; "Triển lãm giới thiệu bộ sưu tập hiện vật về văn hóa các tộc người"; tái hiện lễ cúng Ché của dân tộc Ê Đê tỉnh Đắk Lắk...
Bên cạnh đó, đến với ngày hội, du khách còn được tận mắt chiêm ngưỡng nhiều nghi thức, lễ hội, phong tục đẹp được tái hiện sống động bởi hơn 200 nghệ nhân đến từ 3 vùng miền Tổ quốc như Tày, Nùng, Khơ Mú, Ba Na, Chăm, Ê Đê...
Một trích đoạn nhằm giới thiệu những nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng dân gian trong lễ hội Chá Mùn của đồng bào dân tộc Thái Thanh Hóa được duy trì bền vững từ nhiều đời nay.
Tham gia tái hiện lễ hội gồm những nghệ nhân của đồng bào dân tộc Thái, xã Yên Thắng, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa).
Câu chuyện về bản sắc văn hóa của các dân tộc cũng được kể qua các hiện vật như nhạc cụ, đồ dùng, công cụ sản xuất... được trưng bày tại triển lãm "Bộ sưu tập hiện vật về văn hóa các tộc người" lần đầu tiên được tổ chức.

 

Một trong những hoạt động để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng du khách thập phương phải kể đến không gian văn hóa của đồng bào các dân tộc. Đây là bức tranh thu nhỏ tái hiện chân thực đời sống văn hóa của từng dân tộc, để du khách tham quan được trải nghiệm và hiểu thêm về cộng đồng 54 dân tộc đa sắc màu qua các trò chơi dân gian, trang phục, các trích đoạn lễ hội, sinh hoạt văn hóa truyền thống của các dân tộc.
Các hoạt động của "Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam" sẽ diễn ra đến hết ngày 19/4/2023.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhân kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia, 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024)) và 20 năm hoạt động của không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.

Phụ nữ xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã biến những bức tường rêu mốc thành tranh sinh động, kể lại những câu chuyện đầy ý nghĩa về văn hóa và lịch sử truyền thống địa phương.

Ông Hoàng Thanh Khiết, đại diện Hội đồng xác lập Kỷ lục Việt Nam, đã trao chứng nhận xác nhận kỉ lục cho Bảo tàng Hoa Cương của Nhà giáo Nguyễn Quang Cương, đồng thời đánh giá Bảo tàng Hoa Cương sở hữu một bộ sưu tập hiện vật vô cùng phong phú, đa dạng về chủ đề và chất liệu.

Với mong muốn bảo tồn di sản và phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa Việt vào đời sống hiện đại, cuộc Triển lãm với tên gọi “Tôn cựu, nghênh tân” đang diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cũ, 46 Hàng Bài.

Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với chủ đề "Gastronomy of Unity - Ẩm thực kết nối" sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12, tại khu Ngoại giao Đoàn - 298 Kim Mã, Hà Nội.

Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.