Nhiều ý tưởng đột phá xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)

Bằng sự tâm huyết, trách nhiệm, rất nhiều cá nhân, tổ chức, cơ quan và tầng lớp nhân dân đã đề xuất những ý tưởng đột phá, giải pháp sáng tạo cho Luật Thủ đô (sửa đổi).

Đến nay, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cơ bản đã hoàn thiện, vừa được Quốc hội khóa XV đưa ra thảo luận, đóng góp thêm ý kiến tại Kỳ họp thứ 7. Quá trình xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) cho thấy sự đồng hành của Quốc hội, Chính phủ, sự tâm huyết, trách nhiệm của đội ngũ các nhà khoa học, các chuyên gia, nhà quản lý và các tầng lớp nhân dân với tinh thần “cả nước vì Hà Nội, cùng Hà Nội”.

Luật sư Nguyễn Hưng Quang, Phó Chủ tịch Hội Luật Quốc tế Việt Nam là một trong những thành viên tham gia xây dựng dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi từ những ngày đầu triển khai vào năm 2021. Trong quá trình xây dựng Luật, có một thời gian khá dài xảy ra dịch Covid - 19, các thành viên Ban soạn thảo và Tổ Biên tập phải làm việc trong điều kiện phòng chống dịch rất khắt khe. Nhưng với sự nhiệt tình, trách nhiệm và quyết tâm họ đã đóng góp nhiều nội dung quan trọng cho dự thảo Luật.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Phương Thủy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa XV cũng là người đã đồng hành cùng quá trình xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) ngay từ những ngày đầu. Trực tiếp góp ý tại các kỳ họp, cũng như trao đổi bên hành lang Quốc hội, bà Nguyễn Phương Thủy luôn quan tâm đến việc hoàn thiện bộ máy chính quyền đô thị tại Hà Nội tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn.

Rất nhiều cá nhân, tổ chức, cơ quan và tầng lớp nhân dân đã đề xuất nhiều ý tưởng đột phá, giải pháp sáng tạo cho Luật Thủ đô (sửa đổi).

Quá trình xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có sự đồng hành, ủng hộ, tham gia góp ý, tư vấn, phản biện rất tâm huyết và trách nhiệm của đội ngũ nhà khoa học, chuyên gia trong và ngoài nước. Để Luật có tính thực tiễn cao, tầng lớp nhân dân đều đã được tham gia, đóng góp ý kiến. Đây cũng chính là đối tượng sẽ chịu sự tác động, cũng như được thụ hưởng các chính sách ưu việt của Luật Thủ đô (sửa đổi).

Cho đến nay, Bộ Tư pháp đã tổ chức trên 30 cuộc hội thảo, hàng trăm cuộc họp, cuộc làm việc để xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Quá trình giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã tổ chức hàng chục cuộc họp, hội thảo trước khi dự thảo Luật được đưa ra trình Quốc hội. Bằng sự tâm huyết, trách nhiệm, rất nhiều cá nhân, tổ chức, cơ quan và tầng lớp nhân dân đã đề xuất nhiều ý tưởng đột phá, giải pháp sáng tạo cho Luật Thủ đô (sửa đổi).

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhiều người dân sinh sống trên địa bàn huyện Mỹ Đức cho biết, trên tuyến đường trục Bắc - Nam nối Hà Nội với các tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa thi công ì ạch hơn 6 tháng khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn.

Là dự án trọng điểm có vai trò giảm ùn tắc, tuy nhiên do vướng nhiều thủ tục, dự án đường Âu Cơ - Nhật Tân đã bị chậm nhiều năm vẫn chưa thể thông xe vào 30/6 như kế hoạch.

Theo các chuyên gia, vấn đề “làn đường riêng” hay “làn đường ưu tiên” cần đặt vào sự nghiên cứu tổng thể quy hoạch đô thị để phát triển hệ thống giao thông công cộng.

Tại kỳ họp thứ 13 HĐND quận Thanh Xuân khoá VI, các đại biểu đã xem xét những báo cáo và tập trung quyết liệt chỉ đạo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội - an ninh quốc phòng, các dự án trọng điểm từ nay đến cuối năm.

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) được trình Quốc hội lần đầu tại kỳ họp thứ 6 và Quốc hội tiếp tục cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7, được các cơ quan hoàn thiện, tiếp thu chỉnh lý để trình Quốc hội bấm nút thông qua vào ngày 28/6 tới.

Sáng 27/6, Hội đồng nhân dân huyện Đông Anh, khoá XX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức khai mạc kỳ họp thứ 14 nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024.