Những ngôi nhà dị biệt sau giải phóng mặt bằng, mở đường

Từ nhiều năm qua, hễ cứ có một con đường được mở ra, là lại phát sinh những ngôi nhà mang hình thù dị biệt, mỏng có, méo có, thậm chí có nơi chỉ còn là bức tường… nhưng vẫn cứ tồn tại. Những ngôi nhà dị biệt này, đang làm xấu cảnh quan, kiến trúc đô thị.

Đây là ngôi nhà của gia đình ông Nguyễn Ngọc Kỳ ở ngõ 102 đường Trường Chinh, Phường Phương Mai, quận Đống Đa. Được xây dựng hai tầng trên diện tích khoảng 8m2, điều dị biệt là nó nằm chơ vơ giữa phố với 4 mặt tiền và án ngữ phía trước tòa chung cư MC HH1.

Theo chia sẻ của chủ nhà, gia đình ông trước đây sử dụng tổng diện tích 63m2, sau khi giải phóng mặt bằng thì còn lại hai diện tích là 8m2 và hơn 1m2 nằm cách nhau chừng 5m.

Những 'mẩu' nhà dị biệt nằm chơ vơ giữa phố sau giải phóng mặt bằng

Không ai muốn bản thân rơi vào tình cảnh sống như này cả. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tôi không đủ điều kiện để mua nhà tái định cư sau khi giải phóng mặt bằng. Vấn đề này tôi đã yêu cầu các cơ quan phải xác minh, làm rõ thật minh bạch về việc đền bù và những vấn đề pháp lý khác.

Ông Nguyễn Ngọc Kỳ (Ngõ 102 Trường Chinh, quận Đống Đa).

Hiện tại ba bố con ông Kỳ vẫn sinh sống trong ngôi nhà nhỏ hẹp này. Nhiều người gọi đây là cái chòi, bởi diện tích chừng 2m2 thì chỉ có thể sử dụng làm kho chứa những đồ đạc lặt vặt. Vậy vì sao sau khi mở con đường này lại tồn tại ngôi nhà dị biệt như trên.

Nhiều người gọi đây là cái chòi, bởi diện tích chừng 2m2 thì chỉ có thể sử dụng làm kho chứa những đồ đạc lặt vặt

Lý do còn tồn tại những 'mẩu' nhà dị biệt này là từ việc diện tích đất này không nằm trong phần giải phóng mặt bằng. Sau khi mở rộng đường, diện tích đất này thuộc quyền quản lý của công ty nên xảy ra tình trạng tranh chấp giữa chủ nhà và phía công ty.

Ông Phùng Anh Minh - Phó Chủ tịch UBND phường Phương Mai, quận Đống Đa.

Từ việc thống kê, đền bù và giải phóng mặt bằng phục vụ mở đường, đang còn những tồn tại cần khắc phục. Bởi dường như đơn vị chức năng, chính quyền cơ sở chỉ tập trung làm theo nhiệm vụ ở từng hạng mục, mà chưa có sự phối hợp thống nhất đồng bộ trong việc quy hoạch chung, dẫn tới tình trạng trên.

Từ việc thống kê, đền bù và giải phóng mặt bằng phục vụ mở đường, đang còn những tồn tại cần khắc phục

Đây cũng là nguyên nhân chính khiến mỗi con đường sau khi mở rộng, lại xuất hiện những ngôi nhà mỏng, nhà méo ảnh hưởng đến cảnh quan, kiến trúc đô thị.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đang đề xuất thực hiện phương án xây dựng các đường hầm đi bộ, phòng trung chuyển và có hai hướng kết nối giữa ga trên cao Cát Linh (tuyến số 2A) và ga ngầm S10 (tuyến số 3) nằm trong phạm vi chỉ giới đường đỏ, thực hiện trên địa bàn quận Ba Đình và Đống Đa.

Quận Tây Hồ vừa tổ chức Đại hội thi đua Quyết thắng lực lượng vũ trang quận giai đoạn 2019 - 2024.

Sáng 10/5, tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội, Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội đã tổ chức Hội thi thợ giỏi ngành Công Thương Hà Nội năm 2024. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng Tháng Công nhân, đồng thời, thúc đẩy phong trào luyện tay nghề, thi thợ giỏi trong công nhân lao động thành phố.

Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được chính thức công bố. Bản quy hoạch được đánh giá là có ý nghĩa lớn trong việc tạo khí thế mới cho vùng kinh tế có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng để tạo đột phá phát triển nhanh, bền vững cho đất nước.

Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn vừa tổ chức Hội nghị triển khai công tác cải cách hành chính năm 2024 và công bố kết quả đánh giá, chấm điểm cải cách hành chính năm 2023.

Việc cắt tỉa, đốn hạ cây sâu mục trước mùa mưa bão là cần thiết. Nhưng cắt trụi cành, đến mức không còn lại đến một cái lá, thì lại là chuyện bất bình thường. Tại phố Duy Tân, quận Cầu Giấy, hàng chục cây xanh cao lớn đang tỏa bóng mát đã bị xử lý như vậy.