Những phong tục đón năm mới độc đáo trên thế giới

Cũng giống như Việt Nam, Tết Nguyên đán là ngày lễ lớn nhất trong năm của một số nước châu Á. Tết Nguyên đán đánh dấu sự kết thúc của mùa đông, khởi đầu mùa xuân mới, mang đến những hy vọng về mọi sự may mắn tốt lành. Ở nhiều nước, thời điểm giao mùa này cũng thường được tính từ ngày đầu tiên của tháng âm lịch đầu tiên.

Tết – Dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Trung Quốc

Tết cổ truyền ở Trung Quốc là dịp lễ quan trọng nhất trong năm. Đây là kỳ nghỉ lễ dài nhất tại nước này. Từ ngày 8/12 âm lịch, người dân Trung Quốc từ khắp nơi trên thế giới đã bắt đầu về quê ăn Tết cùng gia đình.

Mừng năm mới theo tiếng Trung Quốc là "Guo Nian", trong đó “Nian” có nghĩa là năm. Tuy nhiên, theo truyền thuyết thì “Nian” là tên một con quái vật luôn xuất hiện vào ngày cuối cùng của năm cũ để quấy phá dân lành, và một năm nọ người ta phát hiện con quái vật này rất sợ màu đỏ và tiếng ồn.

Tết cổ truyền ở Trung Quốc là dịp lễ quan trọng nhất trong năm.

Kể từ đó cứ mỗi dịp năm hết Tết đến, người dân Trung Quốc thường trang trí nhà bằng cách treo những đèn lồng đỏ, câu đối đỏ, dán giấy đỏ và đốt pháo để mong muốn có một cái Tết vui vẻ, một năm mới an lành.

Vào thời khắc giao thừa, các thành viên trong gia đình người Trung Quốc thường cùng nhau ăn bữa cơm sum họp để chào năm mới. Theo quan niệm của người Trung Quốc, bữa cơm giao thừa mang ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự hạnh phúc của mỗi gia đình. Bữa cơm sum họp gia đình của người Trung Quốc không thể thiếu các món ăn như cá, chả giò, bánh tổ và bánh bao với quan niệm những món ăn ngày Tết đều có ý nghĩa tiễn những điều không may của năm trước và rước tài lộc may mắn vào nhà.

Đặc biệt vào đêm giao thừa, một món ăn tinh thần không thể thiếu với người dân Trung Quốc là gala Chào Xuân. Còn được gọi là Xuân Vãn, chương tình đã được truyền hình trực tiếp vào đêm giao thừa hàng năm kể từ năm 1983 và được nhiều người dân Trung Quốc coi là biểu tượng văn hóa lớn trong các hoạt động đón Tết Nguyên đán truyền thống.

Một món ăn tinh thần không thể thiếu với người dân Trung Quốc là gala Chào Xuân.

Theo ban tổ chức, gala năm nay mang đến cho khán giả hàng loạt tiết mục sôi động, hấp dẫn, phong phú về nội dung, đa dạng hình thức thể hiện, với các màn múa hát, biểu diễn kinh kịch Trung Quốc và hài kịch.

Chương trình lấy cảm hứng từ các yếu tố văn hóa truyền thống Trung Quốc.

Chương trình lấy cảm hứng từ các yếu tố văn hóa truyền thống Trung Quốc, thể hiện sự tự tin và mưu cầu một cuộc sống hạnh phúc của người dân, đồng thời gửi những lời chúc năm mới ấm áp đến người dân Trung Quốc trên khắp thế giới.

Anh Wei Zhongshuai, một khán giả đến từ tỉnh Liêu Ninh cho biết: “Mỗi năm gala Xuân vãn lại được dàn dựng hay hơn, cũng như cuộc sống của tôi ngày càng tốt hơn. Tôi cầu chúc sức khỏe cho gia đình và bản thân mình kinh doanh khấm khá hơn trong năm mới.”

Theo truyền thống, bước sang ngày đầu năm mới, những người lớn tuổi ở Trung Quốc thường tặng bao lì xì đỏ cho trẻ em hoặc những người chưa lập gia đình. Biểu diễn múa lân, đốt pháo sáng là những hoạt động phổ biến ở Trung Quốc vào dịp đầu năm mới. Những lễ hội đón Tết thường kéo dài đến hết ngày 15/1 âm lịch.

Tết Nguyên đán tại Hàn Quốc và Triều Tiên

Tết Nguyên đán là dịp các thành viên trong gia đình cùng sum họp để đón chào năm mới hạnh phúc và bình an. Không chỉ có Trung Quốc, người dân Hàn Quốc hay Triều Tiên cũng có những phong tục truyền thống, độc đáo để đón dịp lễ này.

Người Hàn Quốc gọi Tết Nguyên đán là “Seollal”.

Người Hàn Quốc gọi Tết Nguyên đán là “Seollal”. Tết Seollal bắt đầu từ ngày 1/1 âm lịch. Đây không chỉ là sự kiện đánh dấu thời khắc bước sang năm mới mà còn là kỳ nghỉ lễ dài ở Hàn Quốc, chỉ sau Tết Trung thu. Và dù sống trong một xã hội hiện đại, nhưng với truyền thống trọng gia đình, người dân Hàn Quốc vẫn giữ truyền thống về quê ăn Tết với người thân.

Khi năm cũ qua đi và năm mới tới, mọi người trong gia đình quây quần bên nhau và thực hiện những nghi lễ truyền thống. Nghi lễ đầu tiên của ngày Tết diễn ra tại nơi thờ cúng của gia đình khi các thành viên trong gia đình quỳ lạy trước bàn thờ để tỏ lòng tôn kính tổ tiên.

Phong tục này được thực hiện vào sáng sớm ngày đầu tiên của năm mới. Những món ăn được đặt lên bàn cúng gia tiên ngày Tết có thể khác nhau tùy theo từng vùng miền hoặc từng gia đình. Tuy nhiên, về cơ bản, các món như canh bánh gạo, hạt dẻ, lê, bánh, cá khô, đậu phụ và các món chiên là những món không thể thiếu trên bàn cúng gia tiên của người Hàn Quốc.

Tại Hàn, mọi người trong gia đình quây quần bên nhau và thực hiện những nghi lễ truyền thống.

Sau lễ cúng gia tiên là nghi lễ “Sebae”. Những người trẻ trong gia đình tới vái lạy, chúc thọ những người lớn tuổi và sau đó được nhận tiền mừng tuổi từ ông bà, cha mẹ.

Trong dịp lễ này, người Hàn Quốc thường mặc trang phục truyền thống Hanbok, tổ chức nhiều hoạt động chào mừng như nhảy múa, ca hát và chơi các trò chơi dân gian.

Ở Triều Tiên, trong dịp Tết, người dân Triều Tiên thường mặc trang phục truyền thống đến thăm họ hàng, thầy cô, bạn bè hoặc đến đặt hoa ở tượng đài cố Chủ tịch Kim Nhật Thành và chụp ảnh. Trong ngày đầu năm mới người dân Triều Tiên ăn bánh songpyeon, một loại bánh gạo nặn theo hình trăng lưỡi liềm thể hiện quan niệm sống "Trăng khuyết rồi trăng lại tròn" như cuộc đời vẫn đổi thay, xoay vần của họ. Tết ở Triều Tiên cũng là thời gian để mọi người sum họp quây quần bên gia đình.

Tại Triều Tiên, trong dịp Tết, người dân thường mặc trang phục truyền thống đến thăm họ hàng.

Đón năm mới từ lâu đã trở thành một phong tục truyền thống tốt đẹp và đầy ý nghĩa đối với mọi người dân trên thế giới. Nhưng ở mỗi quốc gia lại có những phong tục độc đáo riêng khác nhau.

Trong ngày đầu năm mới người dân Triều Tiên ăn bánh songpyeon.

Nhật Bản: Rung chuông vào đêm giao thừa

Tại Nhật Bản, nghi lễ đón năm mới được gọi là “Oshogatsu”, vào ngày này mọi người dân đều được nghỉ lễ và họ sẽ cùng nhau đi mua đồ trang trí nhà cửa thật trang hoàng, lộng lẫy. Đặc biệt, người Nhật còn mua thêm những cành lá thông, tre và các sợi dây, treo trước cửa chính của ngôi nhà, với mục đích xua đuổi những linh hồn quỷ dữ. Vào đêm giao thừa, tại các ngôi chùa trên khắp Nhật Bản, chuông được vang lên 108 lần, trong đó 107 lần vào đêm giao thừa và một lần khi đồng hồ điểm nửa đêm để xua đuổi tất cả 108 điều xấu xa ẩn náu trong tất cả chúng ta và tẩy sạch tội lỗi của năm trước.

Nhật Bản: Rung chuông vào đêm giao thừa.

Đan Mạch: Ném những chiếc đĩa cũ và nhảy khỏi ghế

Tại Đan Mạch, vào đêm giao thừa, người dân nước này thường ném những chiếc đĩa và kính cũ vào cửa nhà người thân và bạn bè với mong muốn xua đuổi những điều xui xẻo trong năm cũ. Người Đan Mạch quan niệm rằng người nhận được càng nhiều đồ sành sứ vỡ trước hiên nhà sẽ càng nhận được nhiều may mắn và chứng tỏ có nhiều bạn bè yêu quý. Do đó, vào buổi sáng đầu tiên của năm mới, khi mở cửa nhà và nhìn thấy đống bát đĩa vỡ, gia chủ vui vẻ và thích thú vì đó là dấu hiệu của một năm mới may mắn. Bên cạnh đó, người dân quốc gia Bắc Âu này còn nhảy khỏi chiếc ghế mình đang ngồi khi chuông đồng hồ điểm 12 tiếng. Hành động này mang ý nghĩa là sang năm mới, họ sẽ có một bước nhảy vọt, thành công hơn năm cũ.

Tây Ban Nha: 12 trái nho may mắn mừng năm mới 

Tại Tây Ban Nga, người dân quan niệm khi đồng hồ điểm 0h, đánh dấu thời khắc bước sang năm mới, nếu một người lần lượt ăn hết 12 quả nho sau 12 tiếng chuông ngân vang đại diện cho 12 tháng, họ có thể gặp may mắn trong năm mới. Phong tục này có từ thế kỷ trước. Tuy nguồn gốc chính xác của nó hiện vẫn gây tranh cãi, nhưng theo một truyền thuyết, những người nông dân ở Alicante có vụ mùa bội thu vào năm 1909, nên họ đã nghĩ ra cách sáng tạo này để bán được nhiều nho.

Nghi lễ ăn 12 trái nho may mắn mừng năm mới của người Tây Ban Nha.

Estonia: Ăn nhiều bữa trong đêm giao thừa

Ở Estonia, nhiều người tin rằng nên ăn 7, 9 hoặc 12 lần vào đêm giao thừa sẽ có được sức mạnh trong năm sau. Đây là những con số may mắn ở quốc gia này. Tuy phải ăn rất nhiều bữa, người Estonia sẽ không ăn hết hoàn toàn số thức ăn trong các đĩa. Một chút thức ăn sẽ được để lại bởi người dân tin rằng tổ tiên và các linh hồn sẽ đến thăm nhà vào đêm giao thừa và số thức ăn đó sẽ khiến họ vui vẻ.

Cộng hòa Séc: Bổ táo dự đoán tương lai

Tại Cộng hoà Séc, người dân có phong tục dự đoán tương lai trong năm mới dựa vào những quả táo. Vào đêm trước năm mới, người dân sẽ bổ quả táo làm đôi, hình dáng lõi quả táo sẽ tiên đoán tương lai của những người chứng kiến. Nếu lõi quả táo có hình ngôi sao, tất cả mọi người sẽ có sức khoẻ, hạnh phúc trong năm tiếp theo. Còn nếu lõi quả táo có hình chữ thập đồng nghĩa với việc sẽ có người trong năm tiếp theo có cuộc sống đầy thử thách.

Nghi lễ bổ táo dự đoán tương lai tại CH Séc.

Hy Lạp: Đập lựu trước cửa nhà

Trong thần thoại Hy Lạp cổ đại, quả lựu tượng trưng cho sự sống dồi dào, mùa màng phát đạt, do đó quả lựu được coi là vật may mắn trong văn hoá Hy Lạp ngày nay. Ngay sau đêm giao thừa, người Hy Lạp có phong tục đập một quả lựu trước cửa nhà – số lượng hạt lựu rơi ra sẽ tượng trưng cho số vận may trong năm tới.

Peru: Đánh nhau để xóa bỏ hiềm khích đón năm mới

Nếu bạn đang đi bộ trên đường phố Peru trong dịp năm mới, đừng ngạc nhiên khi thấy ai đó đang đánh nhau, bởi vì người Peru ăn mừng năm mới theo cách này. Nếu chỉ nghe qua, ắt hẳn sẽ có nhiều người nghĩ rằng đón năm mới theo cách bạo lực như vậy là điều không nên làm. Tuy nhiên, người Peru quan niệm rằng, việc chiến đấu với nhau trước thời điểm chuyển giao năm mới là cách họ cùng nhau trút bỏ hiềm khích cũ, xóa đi những nỗi đau và muộn phiền trong năm đã qua để chào đón một sự khởi đầu hạnh phúc và vui vẻ bên nhau. Mặt khác, cách đánh này cũng không hề đáng sợ, bởi những người tham gia chỉ sử dụng lực đánh nhẹ, không nhắm trúng đích để tránh gây đau đớn cho đối phương. Sau khi một hiệp đấu kết thúc, cả hai bên sẽ ôm nhau và chúc nhau thành công trong năm mới.

Rumani: Lắng nghe động vật “tâm sự”

Còn ở Rumani, những người nông dân cố gắng “giao tiếp” với động vật của họ vào ngày đầu năm mới. Nếu thành công, họ sẽ gặp may mắn. Theo truyền thống, mọi người ăn mặc như gấu, dê và các động vật khác và đi dạo quanh khu phố, ghé thăm những người hàng xóm để lan truyền sự may mắn cũng như cổ vũ. Người dân trên toàn quốc mặc da gấu thật và nhảy múa khắp các đường phố để xua đuổi tà ma, mang lại một năm mới đầy may mắn cho thị trấn. Nếu một vũ công hóa thân thành gấu xuất hiện trước cửa nhà, điều đó sẽ đặc biệt may mắn. Theo tín ngưỡng dân gian của người Romania, gấu mang tới sức khỏe, sự giàu có và hạnh phúc tới cho gia đình được ghé thăm.

Ở Rumani, người dân ăn mặc như động vật và đi dạo quanh khu phố.

Năm mới đến cũng là dịp để bỏ lại sau lưng những nỗi buồn hay những việc còn dang dở của năm cũ để cùng cầu mong một năm mới với nhiều may mắn, dồi dào sức khỏe và vật chất. Những ước nguyện này đã được tái hiện tại một lễ hội ở Bolivia, với những vật phẩm thu nhỏ tượng trưng cho những ước muốn của con người.

Hội chợ cầu may ở Bolivia

Tiền, vàng, biệt thự, khách sạn, xe hơi… với kích thước thu nhỏ được bày bán ở hội chợ Alasitas trong những ngày đầu năm mới là để dành cho một nhân vật đặc biệt. Đó là Ekeko – vị thần sung túc. Với kích thước nhỏ bé, cánh tay dang rộng và nụ cười thoải mái, vị “thần tài” của Bolivia luôn được thiết kế với trang phục truyền thống đầy màu sắc. Người dân Bolivia tin rằng, nếu họ mua những biểu tượng thu nhỏ của những điều họ mong muốn và treo trên hình nộm của thần Ekeko, ước mơ của họ sẽ trở thành hiện thực.

Ekeko – vị thần sung túc.

Bà Maria Delgado, người dân Bolivia chia sẻ: “Từ khi còn nhỏ chúng tôi tin vào thần Ekeko. Chúng tôi có truyền thống mua những vật phẩm nhỏ để mong điều ước của mình sẽ thành hiện thực. Năm nay, tôi đã mua mô hình một chiêc xe hơi và đồ ăn. Đây là những thứ mà tôi cần và mong năm nay mình sẽ có được.”

Ngoài những vật phẩm nhỏ, người Bolivia thường đốt một điếu thuốc trên miệng của thần Ekeko. Hay đôi khi họ đổ một ít rượu lên sàn trước mặt vị thần trước khi uống.

Để đáp lại những món quà đó, người dân Bolivia hi vọng thần Ekeko sẽ trông nom gia đình, giữ gìn tài sản cho gia chủ trong suốt một năm.

Mỗi quốc gia đều có những phong tục riêng để đón năm mới, song tựu chung các nghi thức đều hướng tới mong ước về một năm mới may mắn, sức khỏe, an khang, thịnh vượng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong năm nay của Chủ tịch Tập Cận Bình là một phần trong nỗ lực đảo ngược chính sách cứng rắn của Liên minh châu Âu (EU) về giảm rủi ro từ Trung Quốc, đặc biệt giữa lúc căng thẳng thương mại giữa hai bên chưa giảm. Chuyến thăm được kỳ vọng sẽ củng cố quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung Quốc – châu Âu.

Những ưu tiên chính sách của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong nhiệm kỳ mới gồm tiếp tục thúc đẩy kinh tế Nga phát triển vượt bậc trở thành một trong 4 nền kinh tế lớn nhất thế giới, cải thiện đời sống của người dân, hoàn thành các mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt và thắt chặt hơn nữa quan hệ với Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia đang phát triển.

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng đã có cuộc trao đổi với Đài Hà Nội về ý nghĩa của thắng lợi vĩ đại này. Một thắng lợi mà ông cho rằng có thể xem như hình mẫu của chiến tranh nhân dân, hình mẫu của việc huy động sức mạnh toàn dân tộc.

Trong cuộc họp đầu tháng 5, Cục dự trữ liên bang Mỹ FED đã quyết định tiếp tục giữ nguyên lãi suất cơ bản hiện nay ở mức từ 5,25 đến 5,5% để kiềm chế lạm phát. Việc FED duy trì mức lãi suất cao khiến đồng USD tăng giá và gây ra nhiều tác động đến nền kinh tế của Mỹ cũng như toàn cầu.

Trí tuệ nhân tạo đã xuất hiện trong nhiều thập kỷ, nhưng năm 2024 được đánh giá là năm hứa hẹn mở ra một loạt tiến bộ đột phá trong phát minh robot AI thế hệ mới.

Châu Á đã trở thành điểm nóng cho các nhà đầu tư quốc tế nhờ vào sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và thị trường tiêu dùng khổng lồ. Trong đó, các quốc gia như Trung Quốc, Indonesia và Singapore được coi là những lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư.