Niger: Chiến dịch quân sự ECOWAS sẽ sớm bắt đầu

Các nhà lãnh đạo của Cộng đồng Kinh tế của các Quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đã bật đèn xanh cho một chiến dịch quân sự "bắt đầu càng sớm càng tốt".

Phát biểu tại Abidjan, tổng thống  Côte d'Ivoire, Alassane Ouattara cho biết, các tổng tham mưu trưởng của ECOWAS sẽ có một số cuộc họp khác để thảo luận phương án.

Tổng thống Nigeria và là người đứng đầu ECOWAS nhấn mạnh: Tổ chức này hy vọng sẽ “đạt được một giải pháp hòa bình”. Và để làm được điều này, “không loại trừ lựa chọn nào, kể cả việc sử dụng vũ lực như là phương sách cuối cùng. Nếu chúng ta không làm thì không ai khác sẽ làm thay chúng ta”.

Hội nghị thượng đỉnh Abuja về vấn đề Niger

Tổng thống Côte d'Ivoire, Alassane Ouattara, nói với báo chí trước khi rời hội nghị thượng đỉnh Abidjan rằng "ECOWAS đã từng can thiệp vào Liberia, Sierra Leone, Gambia và Guinea-Bissau khi trật tự hiến pháp bị đe dọa. Hôm nay, Niger đang gặp phải tình huống tương tự và tôi muốn nói rằng ECOWAS không thể chấp nhận điều đó".

Alassane Ouattara xác định rằng Côte d'Ivoire sẽ cung cấp 850 đến 1.100 binh sĩ cho chiến dịch này.

Pháp và Mỹ hỗ trợ ECOWAS

Pháp và Mỹ đã bày tỏ thái độ đối với tình hình tại Niger. Theo đó, Pháp ủng hộ kế hoạch hành động và quan điểm của ECOWAS. Pháp  lên án mạnh mẽ đối với âm mưu đảo chính ở Niger, cũng như vụ bắt cóc Tổng thống Mohamed Bazoum và gia đình ông này. Còn Ngoại trưởng Mỹ, Antony Blinken tuyên bố rằng Mỹ ủng hộ sự lãnh đạo và công việc của ECOWAS để lập lại trật tự hiến pháp ở Niger.

Tổng thống dân cử Mohamed Bazoum bị lật đổ

Tuy nhiên, ECOWAS không loại trừ con đường ngoại giao để khôi phục lại chức vị của ông Mohamed Bazoum, tổng thống dân cử bị lật đổ vào ngày 26/7 và bị giam giữ kể từ khi đương chức. 

Lời đe dọa sử dụng vũ lực đã được đưa ra lần đầu tiên vào ngày 30/7 trong hội nghị thượng đỉnh ECOWAS: Một tối hậu thư bảy ngày đã được đưa ra cho lực lượng đảo chính tại Niamey để khôi phục lại tổng thống dân cử Bazoum nhưng không có kết quả.

Chính phủ mới của Niger được thành lập

Vào thứ ba vừa qua, một phái đoàn chung của ECOWAS, Liên minh châu Phi (AU) và Liên hợp quốc đã cố gắng đến Niamey nhưng đã bị chặn lại vì lý do 'an ninh'. Phe đảo chính cũng tuyên bố thành lập chính phủ mới, vài giờ trước khi bắt đầu hội nghị thượng đỉnh Abuja.

Các sĩ quan quân đội Niger thuộc phe đảo chính được tung hô trong một cuộc tuần hành hôm 6/8 ở thủ đô Niamey

Chính phủ được thành lập ở Niamey do thủ tướng dân sự, nhà kinh tế học Ali Mahaman Lamine Zeine lãnh đạo bao gồm 20 bộ trưởng. Những người thuộc Bộ Quốc phòng và Nội vụ là các tướng lĩnh của Hội đồng Quốc gia Bảo vệ Tổ quốc (CNSP) nắm quyền, là tướng Salifou Mody và tướng Mohamed Toumba.

Thông báo về việc thành lập chính phủ mới của Niger như là lời xác nhận cuộc đảo chính đã thành công, và với ECOWAS đây có vẻ như là một lời thách thức. Song có một thực tế, không phải tất cả các quốc gia Tây Phi đều thù địch với chính phủ mới ở Niger. Nước láng giềng Mali và Burkina Faso, đã thể hiện tình đoàn kết với Niamey. Họ thậm chí còn tuyên bố rằng nếu Niger bị tấn công, đó sẽ là "lời tuyên chiến" đối với họ.

(Nguồn: Le Point)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Một trong những điểm yếu lớn nhất của Tổng thống thứ 46 của Mỹ là "không có khả năng quảng bá những thành tựu của mình". Nhưng các nhà sử học "có thể vẫn công tâm và đánh giá cao ông về sự phục hồi kinh tế hậu Covid".

Báo chí Mỹ mới đây đưa tin Iran đang chuẩn bị tấn công Israel, có thể là trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào ngày 5/11, nhằm trả đũa vụ Israel tiến hành chiến dịch không kích quy mô lớn nhằm vào hàng loạt mục tiêu quân sự của Iran hôm 26/10.

Vài ngày trước khi diễn ra bầu cử tổng thống Mỹ, cuộc so găng giữa ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump và ứng cử viên đảng Dân chủ Kamala Harris vẫn hết sức gay cấn. Hầu hết, các chuyên gia nhận định đây là cuộc bầu cử khó dự đoán nhất lịch sử nước Mỹ, mọi kịch bản sẽ không loại trừ trong cuộc bỏ phiếu ngày 5/11 tới.

Gần 200 người đã thiệt mạng trong trận lũ quét ở vùng Valencia, miền Đông Tây Ban Nha. Trận lũ lụt chết người nhất ở Tây Ban Nha trong nhiều thập kỷ là một lời nhắc nhở đau thương rằng châu Âu chưa chuẩn bị đối phó với hậu quả của bầu khí quyển quá nóng.

Cuộc bầu cử Quốc hội Gruzia đã kết thúc với chiến thắng thuyết phục thuộc về đảng Giấc mơ Gruzia cầm quyền. Phe đối lập dựa vào sự ủng hộ của bên ngoài, không công nhận kết quả bầu cử và cố gắng tìm cách lật ngược kết quả thông qua các cuộc biểu tình và khiêu khích sử dụng vũ lực. Những diễn biến này giống với những cuộc cách mạng màu của những năm trước.

Ngày 31/10, Triều Tiên xác nhận đã phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM). Đây là vụ phóng thử ICBM đầu tiên sau gần một năm, cho thấy khả năng tấn công hạt nhân tầm xa tiềm tàng của nước này.