Phát hành bộ tem "Tết Quý Mão" 2022

Ngày 1/12, Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành bộ tem "Tết Quý Mão" với 2 mẫu tem và 1 blốc. Bộ tem được phát hành là lời chúc về một năm mới trăm điều an khang, vạn điều may mắn, mã đáo thành công, lộc đến nhà nhà!

Bộ tem do họa sĩ Nguyễn Quang Vinh (Tổng công ty Bưu điện Việt Nam) thiết kế, tem có khuôn khổ 37mm x 37mm, blốc có khuôn khổ 80mm x 80mm (hình thoi). Trong đó, 2 mẫu tem có giá mặt 4.000 đồng và 15.000 đồng, blốc có giá mặt 15.000 đồng. Bộ tem có thời hạn lưu hành trên mạng bưu chính công cộng từ ngày 1/12/2022 đến 30/6/2024.

Bộ tem "Tết Quý Mão 2023" gồm 2 mẫu tem và 1 blốc.

Mão (con mèo) trên tem được thể hiện theo phong cách hiện đại, đường nét dứt khoát, mạnh mẽ nhưng cũng thể hiện sự mềm mại, uyển chuyển. Ở trung tâm mẫu tem thứ nhất là hình ảnh mèo mẹ và hai chú mèo con đang quấn quýt, vui đùa.

Hình ảnh mèo cha ở mẫu tem thứ hai được khắc họa trên nền tem màu xanh sắc lạnh, tạo liên tưởng đến hình ảnh người cha đầy mạnh mẽ, có phần đơn độc, một mình gánh vác cả "thế giới" trên lưng để bảo vệ sự bình yên cho gia đình nhỏ của mình.

Mẫu 1 và mẫu 2 Bộ tem "Tết Quý Mão 2023".

Các chú mèo trong hai mẫu tem được sắp xếp đối xứng, hướng vào nhau như mong ước về đoàn viên, sum vầy ngày Tết được thể hiện trên mẫu blốc tem...

Các hình ảnh quen thuộc của ngày Tết như hoa đào, hoa mai, bánh chưng, bánh dày và bao lì xì đỏ cũng được thể hiện trên tem; đàn chim én tung bay được khắc họa trên nền blốc tem báo hiệu một năm mới rộn ràng, đầy hứa hẹn sắp đến.

Mèo là con giáp đứng thứ 4 trong 12 con giáp theo cách tính của người Việt Nam (Trung Quốc và Hàn Quốc đều gọi đây là năm Thỏ), là biểu tượng của sự thông minh, tài trí, nhanh nhẹn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng nay (6/5), Ban Văn hóa - Xã hội HĐND Thành phố Hà Nội đã giám sát chuyên đề việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận Đống Đa.

Làng Kim Liên thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội nổi tiếng với di tích lịch sử Đình Kim Liên - một trong Tứ trấn Thăng Long xưa và cũng là Di tích quốc gia đặc biệt. Tuy nhiên, có lẽ ít ai biết được rằng nơi đây có làng nghề truyền thống với lịch sử hàng trăm năm làm nghề cắt tóc mà nhiều người vẫn thường gọi vui là nghề “vít đầu thiên hạ”.

Lịch sử Việt Nam có lượng thông tin lớn trong khi thời lượng giảng dạy trên trường, lớp khá ngắn, dẫn đến nhiều học sinh không hứng thú. Một số nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng Tiktok đã phát triển các video chia sẻ kiến thức lịch sử một cách thú vị.

Nghề sơn là một nghề cổ truyền của Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời. Từ thế kỷ XV - XVI, sơn mài đã đạt được những thành tựu nhất định trong kỹ thuật pha chế sơn, trong đó sơn ta là nguyên liệu chính để làm nên độ bền đẹp cho tác phẩm nghệ thuật, bên cạnh các loại nguyên vật liệu khác như cốt, phụ gia, màu sắc, nguyên liệu (vàng, bạc quỳ) mỗi công đoạn đòi hỏi kỹ thuật khác nhau, trong đó tạo vóc là một trong những bước đầu của tranh sơn mài.

Trước đại lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, mỗi ngày Điện Biên đón hàng chục nghìn lượt khách đến tham quan. Tỉnh miền núi này là mảnh đất đa dạng văn hóa của 19 dân tộc khác nhau.

Dự án nghệ thuật công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật kết nối Dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân và Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật 22 Hàng Buồm, đã được UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với các đơn vị, cá nhân yêu nghệ thuật chính thức giới thiệu với công chúng.