Phát huy giá trị thành phố hoà bình trong giai đoạn mới

Hà Nội là thành phố đầu tiên của khu vực châu Á - Thái Bình Dương được UNESCO trao tặng danh hiệu "Thành phố vì hoà bình". Sau 25 năm, Hà Nội vẫn là thủ đô duy nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương được nhận danh hiệu cao quý này.

Trong thời gian tới, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội và các đơn vị liên quan cho biết sẽ thực hiện nhiều hoạt động cụ thể, đổi mới nội dung và phương thức đối ngoại nhân dân góp phần định vị thương hiệu Hà Nội - thành phố vì hoà bình, thành phố sáng tạo; là điểm đến an toàn, nơi ký kết, hòa giải, kết nối khu vực và toàn cầu.

Hình ảnh nguyên thủ nhiều quốc gia khi đến Hà Nội thoải mái đạp xe, đi dạo bộ quanh hồ Gươm hay tham quan nhiều di tích đã khẳng định thương hiệu của một thành phố hoà bình, tạo nên một sức mạnh mềm Việt Nam, được bạn bè quốc tế đánh giá cao.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Mark Rutte dành thời gian cùng đạp xe dạo phố để cảm nhận mùa thu Hà Nội. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Ông Đào Quyền Trưởng - Phó Vụ trưởng Vụ Ngoại giao Văn hoá và UNESCO, Bộ Ngoại giao, chia sẻ: “Những hoạt động như thế này sẽ giúp chúng ta quảng bá mạnh mẽ hơn nữa hình ảnh của người dân Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung, văn hoá của Việt Nam tới bạn bè quốc tế.

Hà Nội chúng ta đã và đang làm rất tốt rồi. Thời gian tới thì sẽ cùng với các bộ, ban ngành, các địa phương làm sao chúng ta phát huy hơn nữa danh hiệu rất cao quý này mà tổ chức UNESCO đã dành tặng cho Hà Nội. Mỗi người dân, mỗi cơ quan tổ chức của chúng ta cũng phải cùng tham gia vào quá trình đó”.

Tại tọa đàm “Hà Nội - thành phố vì hoà bình 25 năm hội nhập và phát triển”, các nhà lãnh đạo, quản lý, các chuyên gia nghiên cứu lịch sử, các vị đại sứ, đại diện cho bạn bè quốc tế và các tầng lớp nhân dân đã góp thêm tiếng nói của những người yêu Hà Nội. Mục tiêu đặt ra là trong thời gian tới, Hà Nội sẽ phát huy tốt hơn các danh hiệu đã được UNESCO trao tặng.

Ông Jonathan Wallace Baker - Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam.

Ông Jonathan Wallace Baker - Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam, cho hay: “Từ danh hiệu thành phố vì hoà bình năm 1999 đến danh hiệu thành phố sáng tạo do UNESCO trao tặng vào năm 2010, với Hà Nội, đây không phải là có thêm danh hiệu để tự hào mà còn là động lực để Thủ đô vươn lên bằng tinh thần sáng tạo, hướng đến sự phát triển bền vững.

Hà Nội là một thành phố lịch sử, giàu tiềm năng di sản văn hoá, ẩm thực phong phú. Tôi rất vui khi được sống tại thành phố này”.

Ủy ban Quốc gia UNESCO cho biết sẽ tiếp tục đồng hành với Hà Nội tập trung vào ba giải pháp thiết thực, đó là: tăng cường hơn nữa công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản, chú trọng kết nối di sản với phát triển du lịch và thúc đẩy huy động nguồn lực.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Gần một tuần hưởng ứng lời kêu gọi của lãnh đạo thành phố Hà Nội, các cấp chính quyền, lực lượng chức năng và người dân Thủ đô đã chung tay dọn dẹp hậu quả bão số 3.

Nằm trong khuôn viên tòa biệt thự Pháp cổ ở góc phố Trần Hưng Đạo - Hàng Bài, cây si khổng lồ có tuổi đời hàng trăm năm tuổi, từ lâu đã được coi là một trong những di sản văn hóa, kiến trúc độc đáo của Thủ đô. Tuy nhiên trong cơn bão số 3 vừa qua, cây si lâu niên này đã bị bật gốc. Nhằm bảo tồn nguyên vẹn quần thể công trình có giá trị này, các cơ quan chức năng đã nỗ lực hồi sinh cây si cổ thụ hiếm có này.

Sáng 19/9, Phòng Cảnh sát giao thông – Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào các tỉnh bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.

Hướng tới chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), tổ hợp Cung Thiếu nhi Hà Nội sẽ được khánh thành vào thứ 7 ngày 21/9.

Nhà máy điện rác Seraphin - nhà máy điện rác thứ hai của Thủ đô Hà Nội sẽ được đưa vào vận hành thử nghiệm từ tháng 12 năm nay.

Hiện nay, một số tuyến đê không thể chống tràn do mực lũ quá lớn, cần được đầu tư nâng cấp, tu bổ để đáp ứng được những diễn biến bất thường của thời tiết.