Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Chiều ngày 14/3, tại Thành ủy Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Thành ủy Hà Nội tổ chức tọa đàm khoa học: "Góp ý vào Báo cáo tổng kết Nội dung 3: Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) qua 40 năm đổi mới ở Việt Nam".

Bí thư Thành ủy Hà Nội chủ trì tọa đàm khoa học: "Góp ý vào Báo cáo tổng kết Nội dung 3: Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa qua 40 năm đổi mới ở Việt Nam".

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng chủ trì toạ đàm

Đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, Trưởng Nhóm 2 tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng XHCN trong 40 năm qua ở Việt Nam; GS.TS Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch Thường trực, Hội đồng Lý luận Trung ương, Ủy viên Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng XHCN trong 40 năm qua ở Việt Nam; PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Trưởng Nhóm 2 chủ trì.

Tham dự tọa đàm có lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương, các đồng chí Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, thành viên Nhóm 2, các chuyên gia, nhà khoa học... Đại biểu thành phố Hà Nội tham dự còn có  Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong, các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, lãnh đạo một số sở, ban, ngành thành phố...

Buổi tọa đàm khoa học

Trong buổi toạ đàm, với các ý kiến phát biểu tâm huyết, khách quan và khoa học, các đại biểu đều đánh giá cao sự chuẩn bị bản dự thảo Báo cáo của nhóm và về cơ bản nhất trí với nội dung của Báo cáo. Bản báo cáo đã đáp ứng được yêu cầu về nội dung, nguyên tắc, phạm vi, phương thức tổng kết của Ban Chỉ đạo.

Kết quả nghiên cứu của Nhóm đã khẳng định phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN là một đột phá lý luận rất cơ bản và sáng tạo của Đảng ta qua 40 năm đổi mới. Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu, đem lại những thay đổi to lớn, rất tốt đẹp cho đất nước. Tuy nhiên, quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, bên cạnh những thành tựu, những mặt tích cực là cơ bản, chúng ta cũng còn không ít hạn chế, tồn tại, cũng như đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức mới về cả về lý luận và thực tiễn. Những đề xuất, kiến nghị của Nhóm nghiên cứu về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trong bối cảnh mới trong nước và quốc tế sẽ góp phần vào việc tổng kết 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng ta và xây dựng các văn kiện phục vụ Đại hội XIV của Đảng sắp tới.

Bên cạnh đó, các đại biểu tham gia toạ đàm cũng đưa ra một số gợi ý về việc cần nhấn mạnh thêm một số nội dung, nhất là các quan điểm và giải pháp nhằm phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trong bối cảnh mới trong nước và quốc tế để hoàn thiện  Báo cáo trước khi trình Ban Chỉ đạo.

Các nội dung của những ý kiến phát biểu trong tọa đàm và những góp ý bằng văn bản đã gửi tới tọa đàm sẽ tiếp tục được Nhóm nghiên cứu, chắt lọc để phục vụ xây dựng các văn bản liên quan đến thực hiện nhiệm vụ của Nhóm 2 về Tổng kết Nội dung 3 - Kinh tế: Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN qua 40 năm đổi mới ở Việt Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhân kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng nay (26/4), Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954, mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ của quân và dân ta, đã làm sụp đổ ý chí thực dân Pháp, từ đó xoay chuyển cục diện chiến tranh, đồng thời tạo cơ sở cho cuộc đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Geneve năm 1954.

Sáng 25/4, tại Hà Nội, Bộ ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024). Tham dự sự kiện có các Lãnh đạo Đảng, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Lãnh đạo Bộ Ngoại giao cùng các ban, bộ, ngành Trung ương, mặt trận Tổ quốc, Đại sứ, đại diện các Cơ quan đại diện nước ngoài tại Hà Nội.

Ngày 25/4, hai đoàn giám sát của HĐND thành phố đã làm việc với Sở Văn hoá và Thể thao, Sở Tài nguyên và Môi trường và huyện Thạch Thất về việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm trong thực thi công vụ của các cơ quan Nhà nước tại thành phố Hà Nội.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải đã chủ trì tiếp đoàn đại biểu Thủ đô Vientiane, do Phó Đô trưởng Thủ đô Viêng Chăn Phouvong Vongkhamsao, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào dẫn đầu, thăm và trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí, phát triển du lịch.

Chiều 25/4, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, người phát ngôn Phạm Thu Hằng đã trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông.