Quảng bá di sản văn hoá bằng công nghệ

Tại các di tích, danh thắng ở Hà Nội, việc ứng dụng công nghệ hiện đại và từng bước số hoá các tư liệu đã mang đến một luồng gió mới trong công tác bảo tồn di sản. Ứng dụng công nghệ vào bảo tồn di sản cũng là cách để văn hoá và du lịch đồng hành, cùng nhau phát triển trong bối cảnh mới.

Thăm di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, bà Laura Hunt – du khách đến từ Nam Phi đã có nhiều thời gian tìm hiểu về những giá trị lịch sử ở đây với thiết bị thuyết minh tự động. Với những du khách nước ngoài du lịch tự túc, thiết bị này là một lựa chọn hữu hiệu.

Bà Laura Hunt – du khách đến từ Nam Phi đã có nhiều thời gian tìm hiểu về những giá trị lịch sử ở di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám với thiết bị thuyết minh tự động.

Bà Laura Hunt chia sẻ: "Thiết bị thuyết minh tự động này rất thuận tiện, có nhiều ngôn ngữ để lựa chọn và dễ sử dụng, nó giúp tôi chủ động thời gian tham quan và tìm hiểu được nhiều thông tin ở di tích tuyệt vời này".

Việc số hoá di sản, di tích ngày càng phổ biến, giúp giảm tối đa các phương tiện lưu trữ so với phương pháp truyền thống, cho tính trực quan, độ tin cậy cao. Trước đây, bảo tồn di sản văn hóa thường được mặc định là công việc của giới nghiên cứu và các cơ quan quản lý nhà nước, nhưng gần đây, trước sự phát triển nhanh của công nghệ cùng với ý thức, niềm tự hào về văn hóa của nhân dân ngày càng được nâng cao, việc bảo tồn di sản không còn là trách nhiệm riêng của các nhà chuyên môn mà thu hút sự tham gia của cả cộng đồng, trong đó có thế hệ trẻ.

Để việc số hóa thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương, đơn vị phải có sự kiểm kê, chuẩn hóa thông tin về di tích, hiện vật, tư liệu, lễ hội.

Theo nhiều chuyên gia, công nghệ là thành tố quan trọng nhưng cũng chỉ là phương tiện, việc bảo tồn di sản trong giai đoạn hiện nay vẫn cần quan tâm đến nội dung bởi đây mới là yếu tố cốt lõi của di sản. Để việc số hóa thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương, đơn vị phải có sự kiểm kê, chuẩn hóa thông tin về di tích, hiện vật, tư liệu, lễ hội.

Hà Nội có tài nguyên di sản đa dạng để phát triển công nghiệp văn hoá, do đó việc đẩy mạnh số hóa các di tích lịch sử không những góp phần lưu trữ tư liệu, bảo tồn di sản mà còn giúp quảng bá văn hoá, du lịch Thủ đô một cách rộng rãi.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cầu vượt tạm thứ hai ở cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất sẽ được thông xe trong vài ngày tới. Dự án được kỳ vọng giúp giải toả ùn tắc giao thông quanh khu vực này.

Tàu cao tốc tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Côn Đảo dự kiến khai trương vào ngày 13/5 tới. Giá vé từ 615.000 - 1,1 triệu đồng/lượt tùy theo hạng vé, thời điểm xuất phát.

Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, đơn vị xác định mục tiêu hoàn chỉnh mạng lưới vận tải đường sắt tại Hà Nội vào năm 2035. Đường sắt đô thị sẽ góp phần cung cấp hệ thống giao thông công cộng chất lượng cao, năng lực vận tải lớn, ổn định, tin cậy, an toàn, thân thiện môi trường.

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đang nghiên cứu đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 21 đoạn qua 4 huyện, thị xã ở Hà Nội, dài khoảng 25km, với vốn đầu tư hơn 18.700 tỉ đồng.

Đi vào làn khẩn cấp, đi vào đường cấm, đi ngược chiều, không đội mũ bảo hiểm, dừng đỗ không đúng quy định… là những báo cáo vi phạm mà Phòng Cảnh sát giao thông Công an thành phố Hà Nội liên tục nhận được qua kênh Zalo "Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội".

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết những tháng đầu năm 2024, Bộ tiếp tục chỉ đạo các địa phương thực hiện chi trả trợ cấp xã hội đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch.