Sáng nay diễn ra vòng thi sơ khảo 'Tiếng hát Hà Nội'

Cuộc thi 'Tiếng hát Hà Nội' đang tiếp tục thu hút sự quan tâm của các bạn trẻ yêu ca hát và âm nhạc. Tính đến nay, thông qua đăng ký tại ứng dụng HanoiOn, đã có 325 thí sinh đến từ nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đăng ký dự thi, trong đó có cả thí sinh nước ngoài. Sáng nay (20/9) vòng thi sơ khảo cuộc thi 'Tiếng hát Hà Nội' diễn ra tại Đài PTTH Hà Nội.

Cũng theo thông tin từ BTC cuộc thi, có 12 thí sinh được đặc cách, có 325 thí sinh tham gia vòng thi sơ khảo đợt thi này. 

Đặc biệt, trong số những thí sinh đầu tiên đăng ký tham gia cuộc thi 'Tiếng hát Hà Nội' có hai chị em Bùi Bằng Vi và Bùi Bằng Linh. Hai thí sinh này dã chia sẻ với phóng viên Hanoionline.vn những cảm nhận riêng của mình về cuộc thi, cũng như mục tiêu khi tham gia.

Bùi Bằng Vi - Thí sinh tham gia Tiếng hát Hà Nội 2023

Bùi Bằng Vi và Bùi Bằng Linh đều nhận được sự ủng hộ của gia đình, khi chính mẹ của hai thí sinh này cũng là một giảng viên tại Trường Sư phạm nhạc họa.

'Bản thân em sống trong môi trường nghệ thuật từ bé, nên ca hát và âm nhạc như ăn vào 'máu' của mình. Rất nhiều lần em đã muốn tham dự cuộc thi nghệ thuật nào đó, nhưng vì nhiều lý do nên chưa thể đăng ký, Còn lần này sẽ là một cơ hội tốt để em có thể thể hiện bản thân và xem năng khiếu ca nhạc của mình tới đâu', em Bùi Bằng Vi chia sẻ.

Bùi Bằng Linh - Thí sinh tham gia Tiếng hát Hà Nội 2023

Còn với người chị và cũng là đối thủ của mình trong cuộc thi, em Bùi Bằng Linh coi 'Tiếng hát Hà Nội' là một sự trải nghiệm ý nghĩa và giá trị.

'Với những người trẻ như em thì trải nghiệm rất quan trọng, chứ không phải giải thưởng. Có chỗ đứng trong nghệ thuật là niềm mơ ước của những người đam mê âm nhạc, nhưng với những người trẻ như chúng em, thì học hỏi và học hỏi liên tục mới có thể thấy được điểm yếu và điểm mạnh của mình để phát huy và khắc phục, như vậy mới đi đến thành công', bạn Bùi Bằng Linh nói.

Ban tổ chức cuộc thi chia sẻ về những điểm đổi mới tại cuộc thi Tiếng hát Hà Nội 2023.

Tiếp nối thành công của các cuộc thi trước đây, 'Tiếng hát Hà Nội' sẽ là cuộc thi mang đến nhiều sự khác biệt. Trước tiên phải nói tới việc mỗi thí sinh sẽ được tạo kênh youtube cá nhân. Lượt xem, yêu thích và tương tác trên kênh làm cơ sở để BTC đánh giá, tìm ra thí sinh được khán giả yêu thích nhất. 

'Mỗi thí sinh được tạo một kênh truyền thông của riêng mình trên các nền tảng xã hội, sẽ tạo cơ hội công bằng cho thí sinh. Những hỗ trợ về truyền thông, chuyên môn, kĩ thuật, sẽ giúp thí sinh có nhận thức về “người của công chúng” trong quá trình xây dựng hình ảnh của mình hoàn thiện trước khán giả.', nhà báo Nguyễn Kim Khiêm - TBT Đài Hà Nội - Trưởng BTC cuộc thi nhấn mạnh.

Ca sĩ Khánh Linh là một trong những giọng ca thành danh từ cuộc thi.

Cũng theo nhà báo Nguyễn Kim Khiêm, cuộc thi có sự chú ý cao về chuyên môn, tài năng và khả năng phát triển của các tài năng trẻ, đề cao những giá trị thẩm mỹ về âm nhạc. Đây không chỉ là cuộc thi giọng hát của những công dân Thủ đô. Cuộc thi còn là cơ hội của những giọng hát từ mọi miền Tổ quốc hát về Hà Nội, hát từ Hà Nội. "Cuộc thi tạo cơ hội cho các gương mặt trẻ triển vọng. Chúng tôi khuyến khích thí sinh hát các ca khúc mới về Hà Nội và các tác phẩm do chính thí sinh sáng tác”.

Cuộc thi Tiếng hát Hà Nội do Đài Phát thanh và Truyền hình phối hợp với Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Âm nhạc Hà Nội tổ chức sẽ chấm sơ khảo từ ngày 20/9 đến 28/10 tại Hà Nội.

Giải Nhất cuộc thi 'Tiếng hát Hà Nội' có giá trị lên tới 200 triệu đồng. Ngoài ra còn có 03 giải nhì, 06 giải ba và các giải phụ. Các thí sinh đoạt giải sẽ có cơ hội tham gia vào các sự kiện nghệ thuật lớn của thành phố, xuất hiện trên các chương trình phát thanh, truyền hình và các sản phẩm âm nhạc, các chương trình nghệ thuật do Đài PT&TH Hà Nội sản xuất, phát hành.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 19/11, cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội” 2024 đã bước vào ngày cuối của vòng Sơ khảo 1, nhiều thí sinh từ khắp nơi về thử sức với nhiều tiết mục dự thi hấp dẫn.

Tối 18/11, tại sân vận động Cột Cờ, Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật, truyền hình trực tiếp, với tên gọi “Cùng nhau giữ nước”.

Tối 18/11, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam phối hợp với thành phố Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”.

Tối 18/11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật với tên gọi "Cùng nhau giữ nước" do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Tổng cục Chính trị Quân đội, UBND thành phố Hà Nội tổ chức, đã diễn ra.

Tối 18/11, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam phối hợp với Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”.

Đêm nhạc “Dòng thời gian” với chủ đề “Bài ca trên núi” đã diễn ra vào tối qua 17/11, trong không khí đầy thi vị, cùng giọng ca ngọt ngào của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng. Đúng như tên gọi đậm chất thơ, đêm nhạc được tổ chức giữa rừng núi Ba Vì hùng vĩ tạo nên nhiều cảm xúc trong lòng khán giả.