Sắt son nghĩa tình quân dân | Hà Nội tin mỗi chiều
Năm 2024, chúng ta chứng kiến nhiều trận thiên tai khốc liệt, gây thiệt hại nặng nề về người và của. Trong những thời điểm ấy, Bộ đội Cụ Hồ luôn là chỗ dựa vững chắc, tin cậy cho nhân dân. Họ không quản hiểm nguy, gian khổ, sẵn sàng vào những nơi khó khăn nhất, làm những việc nặng nhọc nhất.
Đại úy Nguyễn Văn Triệu, Phó Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 8, Trung đoàn 98, Sư đoàn 316, Quân khu 2 chia sẻ: “Danh xưng Bộ đội Cụ Hồ nhắc nhở mỗi người lính rằng, nhiệm vụ của mỗi cán bộ, chiến sĩ không chỉ dừng lại ở sẵn sàng chiến đấu mà còn là phát huy tinh thần trách nhiệm với đồng đội, nhân dân và Tổ quốc. Những chuyến hành quân để tìm kiếm cứu nạn, giúp nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai khích lệ mỗi chiến sĩ trở thành tấm gương cho người dân, không chỉ trong các hoạt động chính trị, mà ngay ở những việc làm thiết thực, bình dị nhất.”
Đại úy Triệu là một trong hàng trăm chiến sĩ của Quân khu 2 đã nhiều ngày dầm mình trong nước lũ, bùn lầy, đối mặt với nguy cơ sạt lở thêm đất đá bất cứ lúc nào, để tìm kiếm dân làng mất tích trong trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, huyện Bảo Yên (tỉnh Lào Cai) vào ngày 10/9.
Sau 15 ngày thực hiện nhiệm vụ, các chiến sĩ đã rời thôn Làng Nủ. Những chiến sĩ dầm mình trong bùn đất, cẩn thận lật từng hốc cây, kẽ đá để tìm kiếm nạn nhân mất tích, chia sẻ khó khăn với người dân sẽ là những hình ảnh mà người dân Làng Nủ ghi nhớ mãi.
Lễ chia tay tại Nhà văn hóa thôn Làng Nủ, ngay từ sớm, người dân thôn Làng Nủ và đông đảo người dân xã Phúc Khánh đã có mặt, xếp thành hàng dài. Trên tay mỗi người là những món quà như hoa quả, bánh chưng, xôi đã chuẩn bị sẵn để gửi tặng những người lính. Trên đường những người lính hành quân từ nhà văn hóa thôn ra ô tô phía ngoài, hàng trăm người dân đã đi theo với tình cảm lưu luyến. Người dân khóc, bộ đội khóc trong tình cảm quân dân gắn bó.
Còn tại Hà Nội, hai tuần sau khi cơn bão số 3 quét qua, hơn 300 cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 102, Sư đoàn Bộ binh 308 (Quân đoàn 12), Trung đoàn 64, Sư đoàn 361 (Quân chủng Phòng không Không quân) với tinh thần làm việc khẩn trương, không quản ngại điều kiện thời tiết, chỉ trong hai ngày (23 - 24/9) đã giúp nhân dân xã Mỹ Lương (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) thu hoạch lúa, vận chuyển về tận nhà, hỗ trợ phơi sấy.
Chiến sĩ Ngụy Hoàng Tuấn, Trung đoàn Bộ binh cơ giới 102, Sư đoàn 308, Quân đoàn 12 (đóng ở huyện Quốc Oai) cho biết, anh cùng đồng đội không ngại dầm mình trong nước lũ, làm việc không ngưng nghỉ, cố gắng để có thể giảm bớt thiệt hại nặng nề cho nhân dân.
Bà Phùng Thị Nấm, thôn Mỹ Lương xúc động: "Nhìn bộ đội vất vả gặt lúa giúp dân, tôi thương như con cháu mình vậy". Nhìn những ánh mắt, nụ cười và những giọt mồ hôi trên gương mặt của người lính trẻ, cho thấy sức sống mãnh liệt và nghĩa tình quân dân gắn bó bền chặt muôn đời không bao giờ nhạt phai.
Ở Phú Thọ, vụ sập cầu Phong Châu tại Km18+300 quốc lộ 32C (kết nối hai huyện Tam Nông và Lâm Thao) xảy ra khoảng 10 giờ ngày 9/9, đã cuốn trôi 10 phương tiện đang di chuyển trên cầu, 8 người mất tích. Rất nhanh chóng, Bộ Tư lệnh Quân khu 2 chủ trì, phối hợp với các lực lượng, binh chủng công binh, tỉnh Phú Thọ khẩn trương triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn đối với các nạn nhân và khắc phục sự cố.
Sau 20 ngày xảy ra sự cố sập cầu Phong Châu nối hai huyện Tam Nông và Lâm Thao (Phú Thọ), Lữ đoàn 249 (Binh chủng Công binh) đã tiến hành bắc cầu phao PMP 60 tấn, cách cầu Phong Châu khoảng 400m về phía hạ lưu sông Hồng. Lữ đoàn đã huy động trên 200 cán bộ, chiến sĩ và gần 90 phương tiện các loại tham gia thực hiện nhiệm vụ; đồng thời xác định sử dụng 26 đốt khơi, 2 đốt mố để khớp nối, lắp ghép các đốt khơi lại và cố định để tạo thành chiếc cầu phao hoàn chỉnh.
Trong đợt nắng nóng, hạn mặn khốc liệt diễn ra vào tháng 4 - 5/2024 tại Nam Bộ, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tỉnh Tiền Giang tổ chức vận chuyển nước, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng hạn mặn thiếu nước sạch sinh hoạt hàng ngày ở các xã Tân Thành và Tân Điền.
Còn tại tỉnh Bình Phước, hằng ngày, cả thứ Bảy, Chủ nhật, tại xã biên giới Bù Gia Mập, những chiếc xe bồn của các lực lượng liên tục vận chuyển cung cấp nước sinh hoạt cho hàng trăm hộ dân, đặc biệt là cụm dân cư đồng bào dân tộc thiểu số, thôn ấp đặc biệt khó khăn. Người dân vô cùng vui mừng trước sự vào cuộc kịp thời của lực lượng chức năng địa phương, quân đội. Việc cấp nước miễn phí giúp người dân tạm thời giải quyết nhu cầu sinh hoạt, ổn định đời sống trong mùa nắng hạn kéo dài.
Nghĩa tình quân dân là mạch nguồn cuộn chảy kể từ khi thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Nghĩa tình quân dân càng sâu sắc hơn trong những lúc gian khó và thử thách.
Từ những bát cơm nấu vội, tấm áo rách vai được những người mẹ, người bà vá lại cho những người con - chiến sĩ, trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đến những túi hoa quả, nắm xôi, của người dân Làng Nủ dúi vội vào tay những chiến sĩ trẻ lúc sắp chia tay cho thấy, 80 năm trôi qua, nghĩa tình quân dân của dân tộc ta vẫn vẹn nguyên, được trao truyền, tiếp bước.
Mỗi người dân trên dài đất hình chữ S ngày càng thêm tự hào khi Đảng ta, dân tộc ta, Bác Hồ và nhân dân đã sản sinh, nuôi dưỡng nên lớp lớp các thế hệ “Bộ đội Cụ Hồ” - tạo nên bản sắc độc đáo, riêng có của đội quân "từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu".
80 năm qua, hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ không chỉ khắc sâu trong trái tim người dân Việt Nam mà còn là niềm tự hào lan tỏa ra khắp năm châu. Từ những chiến công hiển hách trong kháng chiến, đến những hành động đầy nhân văn trong thời bình như cứu nạn, phòng chống thiên tai, hay hỗ trợ người dân vùng khó khăn – tất cả đều thể hiện một tinh thần kiên trung, một trái tim giàu nhiệt huyết, sẵn sàng “vì dân quên mình”.
Những cái bắt tay ấm áp, những giọt nước mắt ngày chia tay giữa quân và dân – đó là minh chứng rõ ràng nhất cho tình nghĩa thiêng liêng giữa bộ đội và nhân dân, như dòng chảy bất tận trong lòng dân tộc Việt Nam. Xin được gửi gắm lòng biết ơn những người lính đang ngày đêm hy sinh thầm lặng vì một đất nước hòa bình, hạnh phúc.
Giữa bao món chè hiện đại, những món chè truyền thống như chè đậu đen, đậu đỏ, chè sắn nóng, bánh trôi tàu... vẫn có sức hấp dẫn riêng với nhiều người Hà Nội mỗi khi đông về.
Với 4 vòng thi bổ ích và sôi động, 'Chân trời kiến thức' là gameshow truyền hình thú vị, điểm hẹn hấp dẫn dành riêng cho học sinh THPT trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. Chương trình hôm nay là những phần thi nhiều bất ngờ giữa ba đội trường Ngô Quyền, Hoàng Văn Thụ, Phan Huy Chú.
Bà Nga là người khó tính và hay soi mói. Biết mình không được lòng mọi người, bà thường xuyên gây khó dễ với cặp vợ chồng Bích và Quân sống kế bên. Tuy nhiên, trong một lần hoạn nạn, khi bà gặp khó khăn, chính Bích và Quân là người đã ra tay cứu giúp. Hành động này khiến bà Nga vô cùng xấu hổ và nhận ra sự sai lầm trong cách cư xử của mình
Giáng sinh đã về đến phố phường Hà Nội; Chuyển biến cảnh quan đô thị ở quận Long Biên; Nhiều đoạn đường ven sông Tô Lịch nhếch nhác... là những nội dung chính trong bản tin hôm nay.
Chương trình nghệ thuật Dòng thời gian số 10 với chủ đề “Bản tình ca người lính” do Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức như một lời tri ân gửi tới những người lính Bộ đội Cụ Hồ nhân kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong 90 phút của chương trình Dòng thời gian - Bài ca đi cùng năm tháng, Bản tình ca người lính sẽ đưa khán giả đến với nhiều tác phẩm âm nhạc, cùng những câu chuyện rất hay được thể hiện xuyên suốt qua 15 tác phẩm được chọn lọc kỹ lưỡng như: Bài ca không quên, Sông Lô chiều cuối năm, Chút thư tình người lính biển, Ngày mai anh lên đường,...Khán giả sẽ được các nghệ sĩ Ngô Đức, Dương Đức, Nam Tước, Bích Ngọc... dẫn dắt qua nhiều cung bậc cảm xúc, với những giai điệu nhẹ nhàng, đằm thắm và đậm chất trữ tình.
Đầu máy kéo - đẩy, niềm tự hào của đường sắt Việt Nam; Tàu lớn nhất thế giới đẩy bằng năng lượng gió; Những mẫu xe hybrid nổi bật ra mắt Việt Nam năm 2024... là những nội dung đáng chú ý trong bản tin hôm nay.
0