Sau mỗi vụ tai nạn giao thông là hàng loạt những 'giá như' | Hà Nội tin mỗi chiều
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, chủ trì buổi lễ. Ngoài ra, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo tỉnh Ninh Bình và hơn 2.500 người dân, học sinh, sinh viên, người thân bị tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh cũng tham dự.
"Mỗi năm, hàng triệu người trên khắp thế giới đã phải lìa xa gia đình, bạn bè, người thân trong những tai nạn giao thông bất ngờ. Tại Việt Nam, trong 10 tháng của năm 2024, có hơn 9.061 người ra đi, không trở về nhà chỉ vì tai nạn giao thông. Tai nạn giao thông là kẻ thù và sau những vụ tai nạn giao thông là những câu hỏi "giá như". Giá như đi đúng phần đường, giá như không lạng lách, đánh võng, giá như không sử dụng rượu bia, giá như không phóng nhanh vượt ẩu... giá như, giá như... Và giá như những câu hỏi đó thành hiện thực để không phải hỏi giá như” - Phó Thủ tướng đã nhấn mạnh như vậy.
Chia sẻ nêu trên của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại buổi lễ đã mang lại nhiều cảm xúc. Chỉ những ai đã trải qua mất mát, đau thương do tai nạn giao thông mới thấm thía hết hai chữ “giá như” kia. Hậu quả của tai nạn giao thông thì rất nhiều nhưng không thể không nhắc lại như: ảnh hưởng đến những thành quả của tăng trưởng kinh tế, hình ảnh một đất nước Việt Nam an toàn, thân thiện trong mắt bạn bè, đối tác, mà còn khiến cho rất nhiều gia đình, người dân rơi vào cảnh cha mẹ mất con, con mất cha, mẹ; con thơ không người nương tựa… để lại nỗi đau, vết thương khó có thể xóa nhòa.
Còn nhớ, trong một lần tác nghiệp ở Bệnh viện Việt Đức, các phóng viên mới thấy hết sự vô thường rõ thế nào. Tiếng xe cứu thương inh ỏi, tiếng các bác sĩ liên tục chạy ra hỗ trợ vận chuyển người bệnh, tiếng khóc than của người nhà bệnh nhân liên tục vang lên…khiến mọi người lặng người. Đứng giữa ranh giới giữa sự sống và cái chết, chúng ta mới thấy một giây trôi qua cũng cần phải "cẩn trọng" khi tham gia giao thông.
Ở Thủ đô Hà Nội, 6 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn thành phố xảy ra 805 vụ tai nạn giao thông, làm 339 người chết, 688 người bị thương. Tất cả chỉ số này đều tăng dù là không nhiều so với năm ngoái nhưng cũng cho thấy, đây vẫn là vấn đề khó. Chẳng thế mà Hà Nội liên tục phải bàn giải pháp kéo giảm tai nạn giao thông thường kỳ.
Thông tin tại cuộc họp bàn để kéo giảm tai nạn giao thông mới đây, lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, thành phố đã triển khai tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông; đầu tư phát triển quản lý khai thác kết cấu hạ tầng giao thông (cầu vượt tại nút giao Mai Dịch, trung tâm điều hành giao thông thông minh TOC), bảo trì đường bộ, duy tu cầu hầm, hệ thống đèn tín hiệu. Tuy nhiên, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Nguyễn Phi Thường nhận định: “Ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người tham gia giao thông còn hạn chế”.
Qua những vụ việc đau lòng mới đây, một lần nữa chúng ta thấu hiểu rằng, giáo dục nên bắt đầu từ tinh thần thượng tôn pháp luật. Đây là một điều cực quan trọng, tiên quyết để sinh ra những đứa trẻ đi đúng hướng chứ không phải những "quái xế" mặt thiên thần nhưng lại là hung thần. Và chúng ta cũng phải ý thức được rằng, việc gương mẫu chấp hành giao thông cũng là cách giáo dục hiệu quả nhất với con trẻ trong vấn đề này. Bởi một lẽ, đâu phải ai là người lớn cũng chấp hành tốt luật giao thông. Vẫn còn đó những pha quay đầu trên cao tốc, vẫn còn đó những người sử dụng chất cấm khi tham gia giao thông hay vẫn còn đó những ma men dẫn lối trên đường dù đã được tuyên truyền từ làng quê tới thành thị.
“Từ từ mà đi, đi về cẩn thận”. Câu nói đơn giản nhưng là lời nhắc nhở chúng ta nên nhớ: Sau tay lái của mình là sinh mạng không chỉ của mình mà còn của rất nhiều người.
Một hành động nhỏ, một quyết định đúng đắn - như không lái xe khi đã uống rượu bia; tuân thủ giới hạn tốc độ; không phóng nhanh, vượt ẩu; không sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện; nhường đường cho người già, trẻ nhỏ - tưởng chừng như đơn giản nhưng có thể cứu sống một mạng người, giữ lại hạnh phúc cho một gia đình và cao hơn cả góp phần xây dựng nên một xã hội an toàn hơn, nhân văn hơn - Không đao to búa lớn, giải pháp quá vĩ mô, Phó Thủ tướng mong rằng, mỗi người dân hãy thay đổi hành vi sử dụng phương tiện từ điều nhỏ nhất như thế.
Để Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung là điểm đến an toàn của du khách trong và ngoài nước, việc chấp hành pháp luật về an toàn giao thông cũng là cách tạo môi trường an toàn, thu hút du khách một cách hiệu quả. Còn với những vi phạm vẫn đang diễn ra, chúng ta phải mạnh tay xử lý hơn nữa để răn đe.
Vào những ngày giữa tháng Ba, mùa xuân ấm áp khẽ khàng làm sáng bừng sắc đỏ rực rỡ của hoa gạo ở ven sông. Ở một nơi xa, có một người con lại thao thức nhớ sắc hoa gạo quê nhà.
UBND Thành phố Hà Nội đã có quyết định giao hơn 70.500 m² đất cho quận Long Biên để thực hiện dự án xây dựng công viên, hồ nước, mở ra một không gian xanh cho người dân khu vực.
Điều chỉnh tổ chức giao thông quanh khu vực Lăng Bác; Tổ chức lại giao thông khu vực nút giao Kim Mã; 4.400 biển báo giao thông bất cập đã được xử lý;... là một số nội dung đáng chú ý trong chương trình hôm nay.
Theo Luật Thủ đô năm 2024, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, MTTQ Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên thuộc Thành phố quản lý được hưởng thu nhập tăng thêm căn cứ theo năng lực, hiệu quả công việc.
Thời qian qua, chương trình phòng chống lao thành phố đã phát huy hiệu quả, tỷ lệ hiện mắc trên 100.000 dân thấp hơn tỉ lệ chung toàn quốc. Tuy nhiên, theo ước tính của Chương trình Chống lao Quốc gia, còn khoảng 40% người bệnh lao ở cộng đồng chưa được phát hiện.
Làng Kiêu Kỵ (Gia Lâm, Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng với nghề dát quỳ vàng, bạc trên đồ gỗ, là một trong những làng nghề truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. Nghề dát vàng ở đây không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ mà còn yêu cầu kỹ thuật cao, trải qua nhiều công đoạn phức tạp.
0