Sẽ có robot nấu phở tại Lễ hội văn hoá ẩm thực Hà Nội 2024 | Hà Nội tin mỗi chiều

Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa tổ chức họp báo, thông tin về sự kiện Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024. Với chủ đề "Hà Nội kết nối năm châu", Lễ hội diễn ra từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12 tại Công viên Thống Nhất.

Lễ hội năm nay sẽ có các hoạt động tái hiện, giới thiệu quy trình thực hiện tạo nên những sản phẩm ẩm thực tiêu biểu, đặc sắc của các làng nghề truyền thống với kỹ năng trình diễn của nghệ nhân Hà Nội như: Phở Hà Nội, bánh tôm Hồ Tây, bún Phú Đô, giò chả Ước Lễ, cốm Làng Vòng, Cháo gõ Quảng Phú Cầu, Miến làng So,... toàn những cái tên rất nổi tiếng trên bản đồ ẩm thực của Hà Nội mà không ai muốn bỏ lỡ.

Đặc biệt, người dân sẽ được trải nghiệm khu vực giới thiệu sản phẩm và thưởng thức ẩm thực với các hoạt động trải nghiệm, nơi quy tụ những tinh hoa, đặc sắc mang dấu ấn của ẩm thực địa phương và cùng nhau trải nghiệm không gian ẩm thực sáng tạo dưới đôi bàn tay khéo léo, tinh tế của các nghệ nhân, đầu bếp "thổi hồn" vào các món ăn trở thành tác phẩm nghệ thuật ẩm thực độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc. 

Tại Lễ hội năm nay, lần đầu tiên Ban Tổ chức giới thiệu tới người dân chương trình "Phở số Hà Thành", với cái nhìn hoàn toàn khác biệt về ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số trong ngành ẩm thực Việt Nam. Theo đó, người dân sẽ có trải nghiệm các món "Phở truyền thống đặc trưng của Hà Nội" với robot thông minh. Bằng công nghệ hiện đại, robot sẽ tham gia chế biến từng bát phở một một cách chính xác, từ công đoạn nấu nước dùng đến việc phục vụ trên bàn ăn.

Chương trình "Phở số Hà Thành" và Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 là hoạt động quảng bá di sản phở Hà Nội thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, góp phần phát triển công nghiệp văn hóa lĩnh vực ẩm thực nhằm đề xuất xin chủ trương cho phép xây dựng Bộ hồ sơ quốc gia "Phở" và đề nghị UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Với trải nghiệm này, khó ai có thể bỏ lỡ Lễ hội văn hoá ẩm thực Hà Nội 2024. Cách làm này của Hà Nội một lần nữa cho thấy, nỗ lực quảng bá văn hoá ẩm thực của thành phố đến bạn bè quốc tế. 

Danh tiếng của phở thì có lẽ không cần phải nói quá nhiều. Mặc dù nhiều địa phương trong cả nước có món phở, nhưng phở gắn bó lâu đời với cuộc sống người dân Hà Nội, trở thành thức quà phổ biến, gắn với tập quán, văn hoá ẩm thực của Hà Nội. Mới đây, phở Hà Nội đã được ghi vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia. 

Ở Hà Nội, đi ăn phở có lẽ không khó. Tính đến năm 2023, trên địa bàn Hà Nội có gần 700 cửa hàng phở, những cửa hàng tập trung chủ yếu trên địa bàn các quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Long Biên. Trong đó, những thương hiệu phở gia truyền (có hơn 2 đời làm phở) thường chỉ chuyên bán phở bò hoặc phở gà tập trung chủ yếu trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, quận Ba Đình, quận Hai Bà Trưng.

Nhiều sử liệu ghi chép lại món phở tại Hà Nội được ra đời vào đầu thế kỉ XX. Từ năm 1907 đến 1910, phở vốn là một loại quà rong, được gánh đi rong và rao bán khắp phố phường tại Hà Nội. Về nguồn gốc ra đời của món phở đến nay còn nhiều quan điểm khác nhau với ba giả thuyết phổ biến: Phở bắt nguồn từ món pot-au-feu của Pháp; Phở có nguồn gốc từ món Ngưu nhục phấn của người Hoa; Phở có nguồn gốc từ món bún xáo trâu của người Việt.

Thực tế, quá trình hình thành món phở là sự sáng tạo của nhiều người, của cộng đồng gắn với bối cảnh xã hội, lịch sử, văn hóa đầu thế kỷ XX tại Hà Nội. Người Pháp có thói quen ăn thịt bò, nên ở Hà Nội đã xuất hiện những địa điểm chuyên cung cấp thịt bò. Trong con bò chỉ có số thịt ngon được chọn để làm thức ăn cho người Pháp, còn những chỗ thịt không ngon bán được rất ít, bộ xương thì gần như bị bỏ đi, vì người Hà Nội nói riêng và người Việt nói chung chưa quen ăn thịt bò.

Người Việt vốn bản tính cần cù, thông minh và tiết kiệm, nên rất có thể những người bán bún xáo trâu đã thay xương trâu bằng xương bò để tiết kiệm chi phí và dùng bánh cuốn chay thái sợi thay cho bún vì bấy giờ, loại bánh cuốn chay (hay bánh cuốn mộc) là món ăn rất phổ biến mà giá thành lại rẻ. Món thịt bò, bánh cuốn thái của người Việt đã được người Hoa điều chỉnh về kỹ thuật nấu nướng, thêm nếm gia vị để có hương vị ngon hơn và họ gánh đi bán ở khắp các con phố. Dần dần người Việt có những điều chỉnh, độc quyền bán phở và phở trở thành món ăn phổ biến tại Hà Nội.

Mặc dù nhiều địa phương trong cả nước có món phở, nhưng phở gắn bó lâu đời với cuộc sống người dân Hà Nội, trở thành thức quà phổ biến. Chính nhu cầu thưởng thức thường xuyên món phở của người dân Hà Nội lại tác động đến kỹ thuật nấu nướng của các chủ quán phở, khiến phở Hà Nội ngon hơn. Không ngoa khi nói rằng: món phở cũng thể hiện sự tinh tế của người Hà Nội không chỉ trong nấu nướng mà còn trong thưởng thức. 

Các chuyên gia ẩm thực, nhà nghiên cứu và cả giới nhà văn, nhà thơ đều thừa nhận rằng: Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ ở Hà Nội mới ngon.

Hiện nay, phở đã là món ăn nổi tiếng thế giới, được khách du lịch trong nước, quốc tế đánh giá cao. Vì vậy, Lễ hội văn hoá ẩm thực Hà Nội năm nay và chương trình "Phở số" sẽ góp phần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá; nghiên cứu, sưu tầm; quy hoạch không gian văn hóa thực hành di sản; xây dựng bản đồ phở Hà Nội nhằm giới thiệu những cửa hàng phở ngon đến khách du lịch hướng tới mục tiêu đưa phở trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại trong thời gian tới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

An được anh trai là Minh chiều chuộng từ nhỏ nên luôn xem anh là trung tâm cuộc sống. Khi Minh có bạn gái, An ghen tỵ và tìm cách phá hoại mối quan hệ của họ. Tuy nhiên, khi nói chuyện với Linh - bạn thân của An cũng có anh trai đã lấy vợ, An nhận ra rằng tình cảm anh em không mất đi mà chỉ thay đổi.

Hà Nội đang lấy ý kiến về dự thảo quy định người chạy xe ôm chở khách, chở hàng hóa phải có thẻ hành nghề. Đề xuất này đang gây nhiều băn khoăn, tranh cãi trong dư luận xã hội. Câu hỏi được đặt ra đó là, liệu quy định này có thực sự cần thiết hay chỉ là "đẻ" thêm thủ tục hành chính, tạo rào cản, khó khăn cho những người cung cấp loại hình dịch vụ vận tải hành khách này?

Nam hay vứt rác bừa bãi, được cô lao công nhắc nhở cũng không quan tâm bởi cậu cho rằng, dọn rác là công việc của lao công. My và Phương thấy bất bình nên mở nhóm tình nguyện dọn rác. Bất ngờ, Nam thấy mẹ mình tham gia nhóm tình nguyện nên dần hiểu ra ý nghĩa của công việc này.

Trên tầng thượng của một tòa nhà tại đường Giải Phóng (Hà Nội), trong không gian giếng trời rộng 75m² được trang trí bởi ba tấn sách. Không gian sách được thiết kế độc đáo, với những kệ sách cao đến trần, chứa hàng nghìn cuốn sách. Từ những cuốn sách kinh điển đến những tác phẩm hiện đại độc giả có thể dễ dàng tìm thấy ở đây.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tiếp tục duy trì phong cách của mình, khi khuấy động truyền thông và mạng xã hội bằng những tuyên bố táo bạo như: muốn mua hòn đảo Greenland - một lãnh thổ của Đan Mạch mà ông đã để mắt đến từ lâu; sẽ giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama - tuyến đường thủy do Mỹ xây dựng và từng quản lý trong một phần tư thế kỷ; đề xuất sáp nhập Canada thành tiểu bang của Mỹ.

Tuyên án 17 bị cáo vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2; Bà trùm Oanh "Hà" và 26 đàn em lĩnh án tử hình; Thu hồi tài sản tham nhũng tăng 16% so với năm 2023;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.