'Sẽ về Thủ đô' tái hiện ký ức hào hùng một thuở

Chỉ còn chưa đầy ba ngày nữa, đêm nhạc "Sẽ về Thủ đô" sẽ diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm. Những tiết mục nghệ thuật được dàn dựng công phu của đêm nhạc hứa hẹn sẽ mang đến cho khán giả những cảm xúc lắng đọng, hào hùng thông qua những phần tái hiện lịch sử cùng những thước phim tư liệu quý báu còn ít được biết đến.

Những ngày đông cuối cùng của năm 1946, cả Hà Nội lại sục sôi trước vận mệnh của Tổ quốc. Rạng sáng ngày 19/12, một văn kiện mang tính cương lĩnh quân sự có giá trị lịch sử xuyên thời đại được Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo đã được ban ra làm nức lòng toàn thể quốc dân đồng bào, đó là "Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến" - lời hịch non sông, kêu gọi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đoàn kết, đứng lên chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược, giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc.

Những ngày Đông cuối cùng của mùa Đông năm 1946, cả Hà Nội lại sục sôi trước vận mệnh của Tổ quốc

Theo lời hiệu triệu của Người, Thủ đô thay mặt cả nước nổ phát súng đầu tiên, mở đầu cho cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm của dân tộc. Người Hà Nội là vậy, khí chất hào hoa, thanh lịch, yêu tha thiết mảnh đất này, dân tộc này. Những người dân Hà Nội đã sống một thời như thế, với lời huyết thệ căng tràn trong lồng ngực mỗi người: "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh!"

Kỉ niệm 77 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và 79 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023), Đài Hà Nội sẽ tổ chức đêm nhạc chính luận nghệ thuật đặc biệt với chủ đề "Sẽ về Thủ đô", với mong muốn gợi lại một thời ký ức hào hùng của dân tộc, những năm tháng quyết tử để Tổ quốc quyết sinh.

Bằng ngôn ngữ âm nhạc cùng những tư liệu lịch sử quý giá, chương trình sẽ đưa khán giả đi suốt hành trình hơn 3.000 ngày trường kỳ kháng chiến. Từ 60 ngày đêm Thủ đô huyết thệ đến 9 năm dặm dài nơi chiến khu, cho tới thắng lợi Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu , chấn động địa cầu và ngày trở về tiếp quản Thủ đô trong khúc ca khải hoàn.

Chương trình dự kiến gồm 14 tiết mục nghệ thuật thể hiện các ca khúc cách mạng hùng tráng, đan xen với các phóng sự tài liệu ngắn. 

Đêm nhạc "Sẽ về Thủ đô" có những bản hùng ca, những ca khúc hào sảng đi cùng dân tộc của các "cây đại thụ âm nhạc" Việt Nam như: "Người Hà Nội" của nhạc sỹ Nguyễn Đình Thi, "Chiến sỹ Việt Nam" của nhạc sỹ Văn Cao, "Sẽ về Thủ đô" của Huy Du, "Lời Người ra đi" của Trần Hoàn, "Du kích Sông Thao" của nhạc sỹ Đỗ Nhuận...Các giọng ca Opera sâu lắng sẽ đưa khán giả trở về những thời khắc lịch sử trọng đại, đầy tự hào để một lần nữa thấy được tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường của quân và dân ta từ đó nhắc nhớ lòng biết ơn và khát vọng hòa bình của dân tộc Việt cũng như của người dân Hà Nội.

Từ cuối tuần qua, các nghệ sĩ tên tuổi như: NSƯT Hoàng Tùng, ca sĩ Phúc Tiệp, Phạm Thu Hà, Đào Tố Loan…đã có những buổi tập hăng say, nhằm đem đến cho khán giả một đêm diễn ý nghĩa và hoàn thiện nhất.

Nhà hát Hồ Gươm, nơi được mệnh danh là nhà hát hiện đại nhất Việt Nam

Chương trình nghệ thuật "Sẽ về Thủ đô" diễn ra vào 20h vào ngày 23/12 tại Nhà hát Hồ Gươm - một trong những nhà hát hiện đại và đẹp nhất Việt Nam hiện nay. Chương trình sẽ được phát sóng trực tiếp trên kênh H1, website hanoionline.vn, app Hanoi On, kênh phát thanh FM96 và trên các nền tảng số của Đài Hà Nội.

Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời cách đây 77 năm, tuy ngắn gọn, nhưng đó là một văn kiện vô cùng quan trọng, mang tính hiệu triệu, động viên và khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường, bất khuất của toàn dân tộc để từ đó làm nên những thắng lợi vẻ vàng sau này.

Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay, Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến vẫn để lại những bài học quý giá về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 19/11, cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội” 2024 đã bước vào ngày cuối của vòng Sơ khảo 1, nhiều thí sinh từ khắp nơi về thử sức với nhiều tiết mục dự thi hấp dẫn.

Tối 18/11, tại sân vận động Cột Cờ, Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật, truyền hình trực tiếp, với tên gọi “Cùng nhau giữ nước”.

Tối 18/11, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam phối hợp với thành phố Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”.

Tối 18/11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật với tên gọi "Cùng nhau giữ nước" do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Tổng cục Chính trị Quân đội, UBND thành phố Hà Nội tổ chức, đã diễn ra.

Tối 18/11, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam phối hợp với Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”.

Đêm nhạc “Dòng thời gian” với chủ đề “Bài ca trên núi” đã diễn ra vào tối qua 17/11, trong không khí đầy thi vị, cùng giọng ca ngọt ngào của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng. Đúng như tên gọi đậm chất thơ, đêm nhạc được tổ chức giữa rừng núi Ba Vì hùng vĩ tạo nên nhiều cảm xúc trong lòng khán giả.