Sống bất an trong chung cư cũ

Hà Nội có khoảng 1.000 dự án nhà cao tầng, đứng thứ hai cả nước. Nhiều khu chung cư cũ được thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư cải tạo, tuy nhiên vì hàng loạt lý do như: cơ chế, chính sách bù đắp tài chính không còn phù hợp với quy định hiện hành đã “buộc chân" việc cải tạo và sửa chữa những dự án này.

Dù chậu nước đặt ở nhà ông Nguyễn Đạt Thiều ở khu H3 tập thể Nguyễn Công Trứ (phường Phố Huế, quận Hai Bà Trưng) đã lâu, thế nhưng vì tuổi đã cao nên ông không còn sức lực để dọn dẹp mỗi khi nước mưa ngấm vào nhà. "Mình lấy chậu hứng nước mưa thì chỉ hứng được một lúc thôi. Còn giờ thì đã 80 rồi, mình không còn sức để cứ hứng nước rồi đổ đi nên đành để nó chảy tràn ra nhà thôi", ông Thiều nói.

24 m² là diện tích căn phòng sinh sống của 10 thành viên gia đình bà Hoàng Thị Bình ở Khu C16 tập thể Nguyễn Công Trứ (phường Phố Huế, quận Hai Bà Trưng). Bất tiện đủ đường, chật chội và bí bách là cảm giác chung của bà cùng hơn 50 hộ gia đình sinh sống tại đây. Ai cũng mong ngóng nơi đây sớm được cải tạo và xây mới vì chung cư này đã đưa vào sử dụng từ năm 1960.

Bà Hoàng Thị Bình chia sẻ: "Diện tích nhỏ như này mà ăn uống, các thứ nấu nướng ở trong nhà hết này rất là chật chội, thế mà mấy năm nay cũng sợ chứ có dám nằm ở cái chỗ này đâu".

Đó là bên trong các khu tập thể… còn phía ngoài cây dại bám trên tường như trên vách núi. "Rễ cây làm nẻ toác hết các tường ra mà mọi người thì không dám trèo ra để chặt, bởi vì trèo ra là rất nguy hiểm cho tính mạng. Mà có chặt đi chăng nữa thì chỉ chặt hết ngọn thôi xong bắt đầu năm sau nó lại mọc lên", bà Vũ Thị Lý - Khu C16 tập thể Nguyễn Công Trứ (phường Phố Huế, quận Hai Bà Trưng) cho biết.

Theo kế hoạch, giai đoạn 2021 - 2025, UBND thành phố Hà Nội sẽ cải tạo 10 khu tập thể, chung cư cũ có mức độ nguy hiểm bao gồm bốn khu nhà có nguy cơ sụp đổ, phải di dời khẩn cấp người dân như Giảng Võ, Thành Công, Ngọc Khánh. Tuy nhiên, đến nay nhiều dự án vẫn đang gặp hàng loạt vướng mắc, mới chỉ dừng lại ở chủ trương chấp thuận đầu tư, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân. 

Hàng chục năm qua, Hà Nội mới chỉ có 1,2% trong tổng số hơn 1.579 chung cư, tập thể cũ được cải tạo. Thủ đô cần những cơ chế đặc thù và quyết liệt hơn để đẩy nhanh tiến độ cải tạo chung cư cũ

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trao đổi với phóng viên Đài Hà Nội, chị Y. (35 tuổi, trú tại Nghĩa Đô, Cầu Giấy, mẹ của cháu bé bị bạo hành) cho biết, sau khi người nhà đăng tải thông tin vụ việc lên mạng xã hội, chị cũng được một người phụ nữ khác tên Y. (28 tuổi, trú tại Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ rằng con mình cũng từng là nạn nhân của bảo mẫu này.

Những ngày cuối năm là thời điểm sôi động tại các chợ và siêu thị, cùng với lượng người thì lượng hàng hóa cũng tăng cao, đặc biệt là các loại hàng dễ cháy. Chính vì vậy, việc chủ động thực hiện các biện pháp để phòng chống cháy nổ phải được đặt lên hàng đầu.

Ủy ban châu Âu (EC) hôm 17/12 đã chính thức mở thủ tục điều tra đối với TikTok - mạng xã hội video ngắn phổ biến toàn cầu về "những cáo buộc vi phạm luật Dịch vụ kỹ thuật số (DSA)".

UBND thành phố Hà Nội có kế hoạch thực hiện Đề án nâng cao năng lực và bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Thủ đô giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phấn đấu năm 2025, ngành du lịch đón và phục vụ 22-23 triệu lượt khách du lịch quốc tế; 120 -130 triệu lượt khách nội địa; tổng thu từ du lịch ước đạt 980.000 - 1,050 triệu tỷ đồng.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6440 phê duyệt danh mục tuyến đường, phố được sử dụng tạm thời một phần lòng đường để trông giữ phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội.