EU chính thức mở cuộc điều tra TikTok
Ủy ban châu Âu (EC) đang tăng cường giám sát đối với TikTok sau khi tòa án tối cao của Romania hủy bỏ kết quả vòng bỏ phiếu đầu tiên, trong đó một ứng cử viên cực hữu ít được biết đến bất ngờ dẫn đầu các cuộc thăm dò.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen cho biết: “Sau những dấu hiệu nghiêm trọng cho thấy, các tác nhân nước ngoài đã can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Romania thông qua TikTok, chúng tôi đang điều tra kỹ lưỡng xem liệu TikTok có vi phạm Đạo luật Dịch vụ kỹ thuật số của EU hay không”. Bà cũng nhấn mạnh rằng, tất cả các nền tảng trực tuyến, bao gồm TikTok, phải chịu trách nhiệm trong việc ngăn chặn thông tin sai lệch và các hành vi gian lận trong bầu cử.
Ủy ban châu Âu là cơ quan hành pháp của 27 quốc gia EU và thực thi Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số của EU, một bộ quy định rộng lớn nhằm làm sạch các nền tảng truyền thông xã hội và bảo vệ người dùng khỏi các rủi ro như thông tin sai lệch liên quan đến bầu cử. Vào đầu tháng này, Ủy ban châu Âu đã yêu cầu TikTok lưu giữ tất cả thông tin liên quan đến cuộc bầu cử.
Trong cuộc bầu cử sơ bộ vào ngày 24/11, mặc dù Georgescu là một ứng cử viên không được kỳ vọng nhiều, ông lại vươn lên dẫn đầu các cuộc thăm dò, vượt qua nhiều đối thủ. Ông dự kiến sẽ đối đầu với một đối thủ cải cách thân EU trong vòng bỏ phiếu thứ hai trước khi tòa án hủy bỏ kết quả. Các tài liệu bị rò rỉ cho thấy, có một chiến dịch quảng bá mạnh mẽ nhằm tăng cường sự phổ biến của Georgescu, bao gồm các khoản thanh toán lên đến 381.000 USD cho các influencer (người có tầm ảnh hưởng) trên TikTok để quảng bá cho ông trên nền tảng này.
TikTok phản hồi rằng, họ luôn bảo vệ tính toàn vẹn của nền tảng qua hơn 150 cuộc bầu cử trên toàn thế giới và đang tiếp tục giải quyết các thách thức trong ngành. Công ty khẳng định đã cung cấp cho Ủy ban châu Âu thông tin chi tiết về những nỗ lực của mình và cam kết hành động mạnh mẽ đối với các vấn đề vi phạm chính sách.
Cuộc điều tra của EU về TikTok sẽ tập trung vào ba khía cạnh chính. Thứ nhất, EC sẽ xem xét cách TikTok quản lý rủi ro trong giai đoạn bầu cử, cụ thể là cách nền tảng này đánh giá và giảm thiểu các rủi ro hệ thống có thể ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của quá trình bầu cử. Thứ hai, hệ thống đề xuất nội dung và chính sách quảng cáo chính trị của TikTok sẽ được phân tích kỹ lưỡng, bao gồm cả các thuật toán đề xuất và quy định về quảng cáo chính trị và nội dung chính trị trả phí. Cuối cùng, cuộc điều tra sẽ xem xét liệu TikTok có tính đến và giảm thiểu các rủi ro phát sinh từ các khía cạnh khu vực và ngôn ngữ đặc thù của từng cuộc bầu cử quốc gia hay không.
Nếu phát hiện vi phạm DSA, TikTok có thể phải thay đổi các chính sách của mình để khắc phục vấn đề hoặc đối mặt với các khoản phạt lên đến 6% doanh thu toàn cầu của công ty; thậm chí khả năng bị đình chỉ hoạt động trên toàn bộ lục địa châu Âu.
Cùng ngày, giữa bối cảnh căng thẳng về việc cấm TikTok tại Mỹ, CEO của TikTok, ông Châu Thụ Tư, đã có cuộc gặp với Tổng thống đắc cử Donald Trump tại Mar-a-Lago. Mặc dù ông Trump từng tìm cách cấm TikTok trong nhiệm kỳ đầu, ông đã thay đổi quan điểm và cam kết “cứu” ứng dụng này trong chiến dịch tranh cử của mình. Tuy nhiên, việc duy trì TikTok tại Mỹ gặp nhiều khó khăn sau khi Tổng thống Joe Biden ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi những ứng dụng bị kiểm soát bởi đối thủ nước ngoài (PAFACA) vào tháng 4, yêu cầu TikTok phải tách khỏi chủ sở hữu Trung Quốc, ByteDance. TikTok đã đệ đơn yêu cầu tạm dừng lệnh cấm từ Tòa án Tối cao Mỹ, trong khi các nhà lập pháp cảnh báo rằng ứng dụng này có thể bị gỡ khỏi các cửa hàng ứng dụng của Apple và Google vào ngày 19/1.
Hạ viện Mỹ đã gửi thư tới Apple và Google để nhắc nhở rằng, việc duy trì TikTok trên kho ứng dụng App Store và Google Play Store sau ngày 19/1/2025 là vi phạm pháp luật.
Nhằm tôn vinh các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ và doanh nghiệp an toàn thông tin Việt Nam xuất sắc, tiêu biểu, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) vừa tổ chức Lễ công bố và trao danh hiệu "Chìa khóa vàng 2024".
Sáng 14/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
Mới đây, Nvidia - công ty công nghệ lớn nhất thế giới chuyên cung cấp các giải pháp về AI và điện toán đám mây đã ký kết hợp tác chiến lược với Chính phủ Việt Nam. Đây không chỉ là một bước tiến lớn trong mối quan hệ giữa Việt Nam và các tập đoàn công nghệ quốc tế mà còn là dấu hiệu rõ ràng cho thấy Việt Nam đang nỗ lực trở thành một trung tâm toàn cầu về AI.
Trung Quốc đã triển khai hệ thống Internet vệ tinh SpaceS, hay SpaceSail, đánh dấu bước quan trọng trong việc thiết lập mạng lưới internet vệ tinh toàn cầu của nước này, như một đối trọng với Starlink của tỷ phủ Elon Musk.
Hôm nay (12/12), Chatbot trí tuệ nhân tạo ChatGPT gặp sự cố ngừng hoạt động trên toàn cầu.
0