Sống lại ký ức hào hùng thời kỳ ‘Ba sẵn sàng’
Tối 9/8, chào mừng kỷ niệm 60 năm phong trào "Ba Sẵn sàng" (8/1964 - 8/2024), 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật “Khát vọng tuổi trẻ - Sáng mãi ngọn lửa Ba sẵn sàng”.
Chương trình được truyền hình trực tiếp trên Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội, tiếp sóng hai điểm cầu: Quảng trường Cách mạng Tháng Tám và Nhà máy xe lửa Gia Lâm.
Dự chương trình có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương Phạm Tất Thắng.
Cùng dự có Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy, Chủ tịch Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam Vũ Trọng Kim; các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy: Trưởng ban Dân vận Thành ủy Đỗ Anh Tuấn, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương; Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà; các nhân chứng lịch sử trực tiếp tham gia phong trào “Ba sẵn sàng” và hơn 2.500 đoàn viên, thanh niên Thủ đô.
Trong diễn văn kỷ niệm, Bí thư Thành đoàn Hà Nội Chu Hồng Minh đã ôn lại lịch sử 60 năm phong trào “Ba sẵn sàng”. Trong lịch sử phong trào thanh niên Việt Nam thế kỷ XX, có một cuộc vận động với sức lôi cuốn mạnh mẽ, rộng khắp của tuổi trẻ Thủ đô đó là phong trào “Ba sẵn sàng”: Sẵn sàng chiến đấu; Sẵn sàng gia nhập các lực lượng vũ trang; Sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần đến. Sau đó “Ba sẵn sàng” trở thành phong trào chung của cả nước.
Cách đây 60 năm, vào tối ngày 9/8/1964, Ban chấp hành Thành đoàn Hà Nội phát động phong trào thanh niên "Ba sẵn sàng" trên toàn thành phố. Thắp sáng tinh thần cách mạng, "Ba sẵn sàng" lập tức đi vào đời sống và phát triển mạnh mẽ, trở thành một phong trào cách mạng lớn nhất, tiêu biểu nhất trong thế kỷ XX.
60 năm đã trôi qua, phong trào “Ba sẵn sàng” đã đi vào lịch sử như một thiên anh hùng ca của tuổi trẻ, nền tảng để thanh niên cả nước tiếp bước xây dựng đất nước giàu mạnh.
Sẵn sàng chiến đấu; Sẵn sàng gia nhập các lực lượng vũ trang; Sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần đến. Lời thề ấy như một minh chứng hào hùng, mãnh liệt cho nhiệt huyết cách mạng, tinh thần hy sinh cống hiến, tình nguyện vì nhân dân, vì Tổ quốc của tuổi trẻ.
Trong giai đoạn hiện nay, trước những yêu cầu mới, kế thừa phong trào "Ba sẵn sàng" và các phong trào yêu nước của tuổi trẻ, Đoàn Thanh niên thành phố đã phát động và triển khai các phong trào hành động cách mạng: “Thanh niên tình nguyện”, “Tuổi trẻ sáng tạo”, “Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc”, “Tôi yêu Hà Nội” nhằm phát huy vai trò xung kích, tình nguyện, sáng tạo của thanh niên trong xây dựng Thủ đô và bảo vệ Tổ quốc.
Những thanh niên tình nguyện Thủ đô đã tích cực hiến máu cứu người, tham gia tiếp sức mùa thi, giữ gìn trật tự, an toàn giao thông, xung kích tham gia xây dựng nông thôn mới, cải cách hành chính, phát triển kinh tế; khởi nghiệp sáng tạo; tình nguyện tới những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, biên giới, hải đảo.
Tuổi trẻ Thủ đô ý thức được rằng, mỗi giai đoạn phát triển của Thủ đô và đất nước đòi hỏi tổ chức Đoàn Thanh niên các cấp phải luôn làm mới mình, bắt kịp với xu thế phát triển của xã hội và nhu cầu của thanh niên. Đoàn phải là nơi truyền được cảm hứng, khơi dậy những khát vọng cao đẹp và hành động để hiện thực hoá những khát vọng đó trong mỗi thanh niên, mỗi bạn trẻ; xung phong đảm nhiệm khâu khó, việc mới; xây dựng Thủ đô yêu dấu trở thành một thành phố phát triển nhanh, bền vững.
Tiếp đó, tại hai điểm cầu đã diễn ra chương trình Chính luận nghệ thuật “Khát vọng tuổi trẻ - Sáng mãi ngọn lửa Ba sẵn sàng”.
Chương trình tái hiện lại một giai đoạn lịch sử đầy tự hào của tuổi trẻ Thủ đô nói riêng và tuổi trẻ cả nước nói chung.
Những phóng sự tư liệu với hình ảnh đắt giá của lớp thanh niên "Ba sẵn sàng" 60 năm về trước được lồng ghép khéo léo với các tiểu phẩm, hoạt cảnh trên sân khấu, cùng những ca khúc thể hiện tinh thần tự hào và niềm tin yêu của thế hệ trẻ với Đảng, Bác Hồ kính yêu, ca ngợi tình yêu quê hương đất nước và nói lên khát vọng của tuổi trẻ Thủ đô tiếp nối truyền thống "Ba sẵn sàng".
Các tiết mục nghệ thuật được dàn dựng công phu bằng hiệu ứng âm thanh, ánh sáng hiện đại, những câu chuyện được kể lại xen kẽ giữa hai điểm cầu: Quảng trường Cách mạng Tháng Tám và Nhà máy xe lửa Gia Lâm - những địa danh đã đi vào lịch sử như những “nhân chứng” chứng kiến hàng vạn thanh niên Thủ đô tràn đầy nhiệt huyết “Sẵn sàng chiến đấu; Sẵn sàng gia nhập các lực lượng vũ trang; Sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần đến”.
Chương trình đem đến cho khán giả truyền hình cả nước một không gian nghệ thuật đầy sắc màu, cung bậc cảm xúc về hình ảnh của các đoàn viên, thanh niên Thủ đô trong những chặng đường vẻ vang của lịch sử của dân tộc.
Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo về nội dung và hình thức, chương trình Chính luận nghệ thuật “Khát vọng tuổi trẻ - Sáng mãi ngọn lửa Ba sẵn sàng” là lời tri ân, lời cảm ơn của tuổi trẻ Thủ đô hôm nay dành cho thế hệ thanh niên "Ba sẵn sàng" và lớp lớp thanh niên Thủ đô thời kỳ trước.
Đó không chỉ là niềm tự hào, hân hoan, phấn khởi của tuổi trẻ Thủ đô mà còn là lời hứa của tuổi trẻ Thủ đô quyết tâm viết tiếp những bản hùng ca; tổ chức hiệu quả các phong trào hành động cách mạng của tuổi trẻ, từ đó truyền cảm hứng, khơi dậy những khát vọng cao đẹp trong mỗi thanh niên, mỗi bạn trẻ; xung phong đảm nhiệm khâu khó, việc mới, góp phần xây dựng Thủ đô, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Mực sông Hồng trong những ngày qua lên cao, khiến hơn 30ha đất trồng đào, quất tại Phú Thượng, Tây Hồ chìm trong nước lũ. Những gia đình trồng đào, quất tại đây không khỏi xót xa vì vụ đào, quất năm nay xác định bị thiệt hại năng, thậm chí mất trắng.
Khu đô thị Nam đường 32 thuộc xã Đức Giang, huyện Hoài Đức hiện vẫn đang trong tình trạng ngập úng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống người dân.
Nhằm sớm khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3 gây ra trên địa bàn thành phố, ngoài đơn vị chuyên nghiệp của công ty công viên cây xanh, còn có rất nhiều lực lượng hỗ trợ để thu dọn, vận chuyển cây xanh bị gãy đổ trên các tuyến đường phố của Thủ đô.
Tại khu vực huyện Chương Mỹ, người dân đang phải chịu cảnh lũ chồng lũ. Sự hỗ trợ kịp thời của các cấp chính quyền đã giúp bà con có nơi tránh trú an toàn, đảm bảo đời sống và sinh hoạt.
Mực nước sông Hồng đã xuống mức báo động1 từ 14h40 chiều hôm nay (13/9). Nước rút nhanh, nhiều hộ dân ở ngoài đê sông Hồng vui mừng bởi được trở về dọn dẹp nhà cửa.
Bên cạnh sự tàn phá và gây nhiều hậu quả, những trận mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 3 dường như cũng mang lại một vài tác động tích cực. Dòng chảy trong xanh của sông Tô Lịch ở Hà Nội có lẽ là một trong những điều tích cực hiếm hoi mà bão lũ mang lại. Video do phóng viên Đài Hà Nội ghi nhận hôm nay, 13/9.
0