Sống 'phông bạt'
Những nhân vật sống ảo trên mạng
Cách đây 2 tháng, một đoạn clip ghi lại việc một đoàn xe sang rước dâu dừng giữa đường để quay phim, chụp ảnh được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội.
Dàn xe rước dâu dàn hàng 3 trên đường, cô dâu, chú rể xuống xe, đứng chụp ảnh. Hành động này của cô dâu, chú rể và ê-kíp đón dâu đã khiến giao thông tại khu vực bị tắc nghẽn, gây ảnh hưởng đến các phương tiện khác.
Được biết, đây là đám cưới của một "hot" TikToker, bán hàng online. Hành động này nhằm gây sự chú ý, câu like để tăng lượng view bán hàng. Sau đó, những người tham gia đoàn xe rước dâu gây mất trật tự đã được mời đến cơ quan công an làm việc.
Nổi tiếng thời gian gần đây bởi cuộc sống sang chảnh đầy thị phi, một nữ TikToker luôn khoe mẽ trên mạng xã hội. Nhiều người tỏ ra nghi ngờ cô đang... mượn đồ hiệu của người khác để đăng ảnh "làm màu".
Sau những ồn ào cố tình tỏ ra giàu có của mình, cô nàng đã bị bóc phốt. Kênh của cô từ 1,3 triệu người theo dõi giờ đây đã trở về con số 0, cùng một lượng antifan khủng.
Mạng xã hội đầy rẫy những clip khoe độ giàu có, sang chảnh, đặc biệt là khoe tiền, vàng, xe nhiều như nước.
Dạo quanh trang cá nhân của một "hot" TikToker, clip nào cũng là tiền rải khắp nhà, không thì là vàng hoặc rất nhiều chìa khóa xế hộp đắt tiền.
Kiểu sống "phông bạt" của giới trẻ
Khoe những món đồ đắt tiền mình sở hữu, những con người này cố tạo nên một cuộc sống có vẻ giàu có, xa hoa làm người khác ngưỡng mộ, ghen tị.
Hướng đến cuộc sống giàu sang không phải là một việc sai trái. Nhưng thật tiếc, họ đang sử dụng những món đồ đắt tiền như một thứ "phông bạt" để gây sự chú ý. Và đáng buồn, họ đang cổ xúy cho một nhóm đối tượng trong xã hội coi trọng vật chất, giá trị ảo mà quên đi những giá trị thật - điều đang cần cho xã hội hiện nay.
Các bạn trẻ thường xuyên theo dõi những nhà sáng tạo nội dung trên mạng xã hội có khả năng chịu ảnh hưởng từ lối sống của nhiều KOLs: xây dựng hình ảnh sang chảnh, dùng đồ hiệu, đến những địa điểm du lịch nổi tiếng đắt đỏ. Thậm chí nhiều bạn trẻ còn nghĩ đến việc bỏ học để trở thành TikToker và sống cuộc đời của người nổi tiếng.
Suy nghĩ này đã tạo nên lối sống ảo, không cần quan tâm đời sống thực tế như thế nào nhưng khi đăng clip lên mạng thì phải đẹp, phải hào nhoáng để được ngưỡng mộ. Không ít bạn học sinh sử dụng tiền của cha mẹ để mua sắm, ăn uống đắt tiền phục vụ cho mục đích sống ảo của bản thân.
Sự “lấp lánh” của xã hội hiện đại
Đám đông luôn dễ bị hút vào những thứ lấp lánh, sang trọng, thượng lưu…
PGS.TS. Phạm Mạnh Hà, Giám đốc Trung tâm Hợp tác đào tạo và bồi dưỡng - Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, cho rằng lối sống "phông bạt" ở một bộ phận giới trẻ có ảnh hưởng rất nhiều đến thế hệ trẻ, đặc biệt là các bạn trong lứa tuổi vị thành niên thường hay thích lựa chọn một hình ảnh, nhân vật mà các bạn cho rằng quan trọng, nổi tiếng, để từ đó học theo và làm theo.
Với sự ảnh hưởng của Internet và mạng xã hội, lối sống "phông bạt" rất dễ tạo ra một thế hệ người trẻ có cái nhìn lệch lạc về giá trị cuộc sống, coi trọng giá trị của vật chất.
Hơn một năm sau khi ra mắt “Tổ liên gia an toàn PCCC” trên địa bàn thành phố Hà Nội, tại 30 quận, huyện, thị xã đã có hàng nghìn mô hình được thành lập.
Tại Hội thảo quốc tế "An toàn giao thông xe máy” vừa được tổ chức tại Hà Nội, những thách thức và nhiều bài học kinh nghiệm trong vấn đề an toàn giao thông xe máy tại các quốc gia trên thế giới đã được chia sẻ.
Trong tháng 11 này sẽ có hai trận mưa sao băng phát ra từ phía chòm sao Kim Ngưu (tên Latin là Taurids). Và chúng đều là "mưa cầu lửa" chứ không phải mưa sao băng bình thường.
Hôm nay (04/11/2024), tại ga Hà Nội và ga Huế, tiếp viên đường sắt đã bàn giao tài sản để trả lại cho 2 khách nước ngoài để quên trên tàu.
5 năm qua, thành phố Hà Nội đã bố trí trên 5.000 tỷ đồng để hỗ trợ đầu tư 265 chương trình, dự án cho vùng dân tộc thiểu số. Khoảng cách chênh lệnh về đời sống vật chất và tinh thần giữa nhân dân khu vực nông thôn ngoại thành và nhân dân khu vực miền núi đã được rút ngắn.
Từ đầu tháng 10 đến nay, lực lượng chức năng Hà Nội phát hiện, xử lý trên 7.600 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông thuộc nhóm tuổi học sinh,trong đó hơn 6.600 trường hợp không đội mũ bảo hiểm.
0