Tác giả ca khúc “Chào em cô gái Lam Hồng” qua đời

Nhạc sĩ Ánh Dương - tác giả ca khúc nổi tiếng "Chào em cô gái Lam Hồng" qua đời sáng 8/11 ở tuổi 88. Những năm cuối đời, ông sống khép kín dù vẫn dành nhiều thời gian cho nghệ thuật.

Theo thông tin từ gia đình, nhạc sĩ Ánh Dương trút hơi thở cuối cùng lúc 6h ngày 8/11. Con trai nhạc sĩ Ánh Dương cho biết lễ truy điệu diễn ra lúc 19 giờ tối cùng ngày.

Nhạc sĩ Ánh Dương. Ảnh: Thiên Thảo

Nhạc sĩ Ánh Dương được an táng tại nghĩa trang Đồng Dưng, xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

Nhạc sĩ Ánh Dương tên khai sinh là Lê Ánh Dương, sinh năm 1935, quê xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Năm 18 tuổi, ông bắt đầu hoạt động cách mạng và bén duyên với nghệ thuật, hoạt động chuyên nghiệp tại Đoàn Văn công Đại đoàn 325 (sau này là Đoàn văn công Quân khu 4).

Thời kỳ này, ông đã viết một số ca khúc như “Tạm biệt em”, “Tiếng trống tòng quân”...

Chuyển về Đoàn Văn công Quân khu 4, ông đã góp cho đơn vị nhiều tiết mục được tặng giải thưởng trong các hội diễn toàn miền Bắc thời đó, với các hợp ca, hợp xướng: “Dốc lòng dốc sức giải phóng miền Nam”, “Hoa đào nở trên biên giới”, “Phu Cham Xy”...

Năm 1967, nhạc sĩ Lê Ánh Dương sáng tác ca khúc "Chào em cô gái Lam Hồng" ở Can Lộc, Hà Tĩnh. Đầu năm 1968, trong Đại hội thi đua Quyết thắng toàn Quân khu 4, Đoàn văn công dàn dựng thành tiết mục tam ca để chào mừng Đại hội. Ca khúc lan ra toàn Quân khu và được khán giả cả nước yêu thích, trở thành một trong những bài ca đi cùng năm tháng được đông đảo khán thính giả các thế hệ yêu thích.

Nhạc sĩ Ánh Dương còn là tác giả những ca khúc “O dân quân và chàng lính pháo trẻ”, “Hành khúc Sư đoàn Sông Lam” (Giải thưởng Hội diễn Ca múa nhạc toàn quốc).

Ông còn viết thơ giao hưởng “Tượng đài chiến thắng” (1979) cho dàn nhạc hơi (Huy chương vàng Hội diễn toàn quốc, 1980), ballade cho giọng hát và dàn nhạc “Hồi tưởng một đêm về Bác”, nhạc cho múa và nhạc cho dân ca kịch Liên khu V.

Nhạc sĩ Ánh Dương được tặng Giải thưởng Nhà nước năm 2007 với 4 ca khúc gồm: “Chào em cô gái Lam Hồng”, “Dốc lòng dốc sức giải phóng miền Nam”, “Hoa đào nở trên biên giới”, “Phu Cham Xy” và thơ giao hưởng “Tượng đài chiến thắng”.

Ông được tặng Huân chương Quân công hạng ba, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 19/11, cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội” 2024 đã bước vào ngày cuối của vòng Sơ khảo 1, nhiều thí sinh từ khắp nơi về thử sức với nhiều tiết mục dự thi hấp dẫn.

Tối 18/11, tại sân vận động Cột Cờ, Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật, truyền hình trực tiếp, với tên gọi “Cùng nhau giữ nước”.

Tối 18/11, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam phối hợp với thành phố Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”.

Tối 18/11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật với tên gọi "Cùng nhau giữ nước" do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Tổng cục Chính trị Quân đội, UBND thành phố Hà Nội tổ chức, đã diễn ra.

Tối 18/11, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam phối hợp với Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”.

Đêm nhạc “Dòng thời gian” với chủ đề “Bài ca trên núi” đã diễn ra vào tối qua 17/11, trong không khí đầy thi vị, cùng giọng ca ngọt ngào của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng. Đúng như tên gọi đậm chất thơ, đêm nhạc được tổ chức giữa rừng núi Ba Vì hùng vĩ tạo nên nhiều cảm xúc trong lòng khán giả.