Tập trung đào tạo nhân lực cho ngành bán dẫn

Chương trình "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050" vừa được phê duyệt. Theo đó, đến năm 2030, Việt Nam cần đào tạo ít nhất 50.000 nhân lực đại học trở lên phục vụ ngành này.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration -:-
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -:-
1x

Để đáp ứng được nhu cầu này, trong khi thời gian chỉ còn 5 năm, việc xã hội hóa đào tạo nhân lực thông qua hợp tác ba bên gồm Nhà nước - Nhà trường và các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng.

Cô giáo Phạm Thanh Huyền - Giảng viên trường Đại học Giao thông Vận tải là một trong những giảng viên chính sẽ tham gia giảng dạy chuyên ngành kỹ thuật máy tính, lĩnh vực mới tuyển sinh của trường Đại học Giao thông Vận tải. Để có kiến thức sâu hơn về lĩnh vực này, cô tham gia vào khoá học Thiết kế vi mạch do nhiều tập đoàn công nghệ lớn phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Cô Phạm Thanh Huyền chia sẻ: “Khi một ngành mới, chúng tôi muốn đào tạo ra những sinh viên có lý thuyết tốt, thực hành tốt. Hơn nữa những phần mềm sinh viên sử dụng chính là phần mềm của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ không phải đào tạo lại. Đó là lí do vì sao tôi có mặt trong khoá học này. Tôi rất kỳ vọng là những gì mình tích luỹ được sẽ là điều tôi có thể truyền lại cho sinh viên của mình”.

Để đạt được mục tiêu đề ra về nhân sự ngành bán dẫn, thúc đẩy hợp tác các bên Nhà nước - Nhà trường - các doanh nghiệp là nhóm giải pháp đầu tiên được thúc đẩy, trong 7 nhóm giải pháp được tập trung thực hiện. Các doanh nghiệp cho biết họ sẵn sàng chung tay cùng Việt Nam trong việc đẩy nhanh hơn việc đạt được mục tiêu 50.000 kỹ sư ngành bán dẫn vào năm 2030.

Bà Đàm Thị Hồng Lan, Giám đốc Công ty Cổ phần Vietpay cho biết: “Chúng tôi cung cấp bản quyền phần mềm giúp các trường có điều kiện tiếp cận với ngành công nghiệp bán dẫn”.

Nhiều chuyên gia đánh giá, việc thu hút các tập đoàn công nghệ lớn tham gia còn giúp nâng cao chất lượng, tăng khả năng kết nối giữa quá trình đào tạo với thực tiễn công nghệ và nhu cầu của doanh nghiệp.  

Trong công điện mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ một lần nữa khẳng định ngành vi mạch bán dẫn tiếp tục là 1 trong 3 lĩnh vực công nghệ cao cần được tăng cường đào tạo. Việc thu hút sự tham gia của doanh nghiệp trong đào tạo nhân lực sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho Việt Nam trong lĩnh vực mũi nhọn này.  

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Ngày 24/2, theo thông báo của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQG Hà Nội), nhà trường mở cổng đăng ký thi đánh giá năng lực năm 2025.

Điểm xét tuyển, trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung. Đây là quy định hoàn toàn mới của quy chế tuyển sinh đại học 2025.

Tình trạng thiếu - thừa giáo viên cục bộ vẫn tồn tại, dù Nhà nước đã bổ sung hàng nghìn biên chế. Đặc biệt, việc tuyển dụng giáo viên vẫn gặp nhiều khó khăn do cơ chế hiện hành.

Tại Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đề xuất “Trao quyền tuyển dụng và sử dụng nhà giáo cho chính ngành giáo dục” được kỳ vọng có thể trở thành bước ngoặt, giúp tháo gỡ vướng mắc trong quản lý nhân sự giáo viên.

Sáng nay, 23/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Đại học Quốc gia TP.HCM (27/01/1995 – 27/1/2025).

Sáng nay, 23/2, lần đầu tiên diễn ra Ngày hội “Tự tin vào lớp 10” năm học 2025 - 2026 tại Hà Nội, do Báo Tuổi Trẻ chủ trì, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cùng Trường THPT chuyên Chu Văn An phối hợp tổ chức.