Thăm nhà sàn Bác Hồ
Phủ Chủ tịch lưu giữ hình bóng, ký ức về vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất, chiến sĩ cộng sản quốc tế, người bạn thủy chung của nhân loại tiến bộ và yêu chuộng hòa bình.
Tháng 10/1954, Bác Hồ từ chiến khu trở về Thủ đô. Với mong muốn đảm bảo điều kiện làm việc tốt nhất cho Người trên cương vị là người đứng đầu đất nước, Bộ Chính trị cùng Trung ương Đảng đã trân trọng mời Bác về ở và làm việc trong tòa Phủ toàn quyền Đông Dương. Bác từ chối, chọn ngôi nhà của người thợ điện phía cuối vườn.
Từ đó, ngôi nhà nhỏ này gọi là nhà 54. Nhiều lần,Trung ương Đảng đề nghị làm cho Bác ngôi nhà mới, nhưng Bác đều từ chối vì miền Bắc vừa được giải phóng còn nhiều khó khăn, trong khi miền Nam đang tập trung đấu tranh chống đế quốc Mỹ.
Mãi đến năm 1958, Bác mới đồng ý có một ngôi nhà mới, nhưng với điều kiện phải giản dị tối đa, tiết kiệm hết mức. Bác muốn làm một ngôi nhà nhỏ bên cạnh ao cá theo kiểu của đồng bào Việt Bắc.
Bác dặn kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh: "Nhà làm nhỏ, chỉ vừa đủ cho một người ở, gỗ làm nhà bằng gỗ thường, tầng dưới để thoáng, tầng trên có hai phòng nhỏ”.
Bác còn đề nghị xây bệ xi măng thấp, bên trên lát gỗ, tạo thành hàng ghế ngồi ở tầng một để các cháu khi đến thăm Bác có đủ chỗ ngồi.
55 năm qua, Khu Di tích Chủ tịch hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã đón gần 90 triệu khách từ khắp mọi miền đất nước và từ khoảng 160 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đến thăm, trong đó nhiều nguyên thủ, nhiều đoàn khách cấp cao đã để lại những dòng cảm tưởng trân trọng.
Tại ngôi nhà sàn giản dị nằm giữa thủ đô Hà Nội đã ra đời những quyết sách có ý nghĩa lớn lao với quốc gia, dân tộc thời điểm xây dựng Chủ nghĩa xã hội miền Bắc, kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam. Đến đây, mỗi người đều xúc động và cảm nhận không gian giản dị, gần gũi này như một trường học lớn về tư tưởng và tấm gương đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh.
Phát huy truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, Quân chủng Hải quân tiếp tục đẩy mạnh xây dựng “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”, xứng đáng là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Sáng 22/12, lễ công bố vận hành chính thức tuyến Metro số 1 đã bắt đầu. Đông đảo người dân TP.HCM háo hức chờ để được trải nghiệm 9 đoàn tàu hoạt động từ 5h sáng tới 22h đêm.
Phẩm chất, nhân cách "Bộ đội Cụ Hồ" không phải là sản phẩm tự nhiên mà có, mà đó là cả một quá trình rèn luyện, phấn đấu gian khổ, sẵn sàng hy sinh vì lý tưởng của Đảng, vì hạnh phúc của nhân dân, được lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ trong quân đội ta trân trọng gìn giữ và phát huy để hình ảnh bộ đội Cụ Hồ mãi mãi sáng đẹp cùng năm tháng.
Tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) - dự án đường sắt đô thị đầu tiên của TP.HCM đã chính thức lăn bánh vào sáng nay, sau hơn chục năm xây dựng và nhiều lần trễ hẹn.
Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024 ở sân bay Gia Lâm, Hà Nội, hàng trăm loại vũ khí, khí tài hiện đại của Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đã được trưng bày.
Sau hơn ba tháng xảy ra sự cố sập cầu Phong Châu, chiều 21/12, tại xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, Bộ Giao thông Vận tải đã chính thức khởi công xây dựng cầu Phong Châu mới.
0