Tiếng nói Hà Nội trong nhịp sống số
Đài Hà Nội đã ra đời 70 năm trước, khởi đầu từ một trạm truyền thanh cố định đặt tại Nhà Thông tin - Triển lãm Thủy Tạ bên Hồ Hoàn Kiếm. Từ đó, tiếng nói Hà Nội đã đi cùng những giai đoạn lịch sử hào hùng của Thủ đô và đất nước, trở thành một phần thân thuộc của người Hà Nội, của đời sống Hà Nội.
Mỗi khi nhạc hiệu phát thanh Đài Hà Nội được xướng lên, cũng chính là xướng lên "tiếng nói của Thủ đô ta". Với nỗ lực chuyển đổi số phát thanh, Đài Hà Nội đã mang tiếng nói Thủ đô đi khắp thế giới. Ở mọi lúc, mọi nơi, thính giả đều có thể nghe FM90, FM96.
“Đài Hà Nội đang đổi mới mạnh mẽ về mọi mặt. Khi đổi mới các kênh phát thanh, chúng tôi cố gắng gắn mọi nội dung và hình thức của mỗi kênh với những gì đặc trưng nhất của Thủ đô, với đời sống người Hà Nội”, ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Tổng Giám đốc Đài Hà Nội cho biết.
Từ tháng 6/2022, kênh phát thanh FM90 của Đài Hà Nội chính thức lên sóng với định hình là kênh chuyên biệt "Tin tức và Giao thông Hà Nội".
Kênh FM90 phát sóng từ 5 giờ đến 23 giờ hàng ngày với nhiều chương trình nổi bật, được phát trực tiếp: Thời sự, Hà Nội - Cao điểm sáng, Hà Nội - Cao điểm trưa, Hà Nội - Cao điểm chiều, FM sức khỏe và các chương trình giải trí.
Dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, thính giả có thể tương tác trực tiếp với chương trình qua radio, trên các nền tảng số. FM90 sẽ luôn đồng hành cùng thính giả trên mọi nẻo đường với những tin tức nhanh, tin cậy.
Từ 1/1/2024, kênh “FM96 Thời sự tổng hợp” được nhận diện là kênh tin tức và âm nhạc của Thủ đô Hà Nội, với slogan “Tin tức là cuộc sống”.
Được làm mới theo định hướng đổi mới hoàn toàn về nội dung, kênh "FM96 Thời sự tổng hợp" tập trung vào hai mảng nội dung chủ yếu là tin tức và âm nhạc, với thông tin thời sự được cập nhật liên tục theo giờ, bám sát đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của Thủ đô và đất nước, có tính chính luận và định hướng cao. Những chương trình chính luận điển hình bao gồm các bản tin thời sự, bản tin đầu giờ, chương trình "Góc nhìn Hà Nội".
Các nội dung âm nhạc hướng tới mục đích thỏa mãn nhu cầu thưởng thức âm nhạc chất lượng cao của công chúng, giới thiệu các kiến thức và xu hướng âm nhạc của Thủ đô, đất nước và thế giới, góp phần nâng cao thẩm mỹ âm nhạc của thính giả, giới thiệu và gìn giữ bản sắc âm nhạc truyền thống. Những chương trình điển hình về âm nhạc được phát sóng hàng ngày bao gồm: Hà Nội Radio Concert, Âm sắc Việt Nam, Tiếng hát Hà Nội, Ca khúc Việt Nam, Nhạc không lời, Du lịch bằng âm nhạc, Giai điệu ngày mới, Việt Audiophile…
Phiên bản mới của "FM96 Thời sự tổng hợp" là được số hóa hoàn toàn từ khâu sản xuất, biên tập, phân phối nội dung và tương tác với công chúng. Bên cạnh việc phát sóng theo công nghệ số trên tần số 96 Mhz băng sóng ngắn, FM96 còn được phát trực tuyến từ địa chỉ Internet cố định và ở dạng podcast, online station cũng như các audio book, audio magazine và album trên tất cả các nền tảng trực tuyến lớn nhất thế giới.
Việc sở hữu địa chỉ Internet cố định gần như vĩnh viễn giúp tạo điều kiện để các nhà sản xuất thiết bị nghe nhìn cao cấp của thế giới cài đặt mặc định kênh FM96 cùng một số ít các kênh radio khác của Việt Nam trên tất cả các thiết bị nghe nhìn hiện đại được sản xuất từ năm 2023, đồng thời giúp dò sóng trực tuyến của FM96 được thuận lợi theo phân vùng lãnh thổ và địa lý, dù người nghe ở bất cứ nơi nào trên thế giới.
Đổi mới và số hóa các kênh phát thanh nằm trong lộ trình thực hiện đề án xây dựng Đài Hà Nội trở thành tổ hợp truyền thông đa phương tiện hiện đại của Thủ đô.
Mang đậm chất Hà Nội, kênh phát thanh FM96 sử dụng hai bản nhạc “Người Hà Nội” của Nguyễn Đình Thi và "Tiến về Hà Nội" của Văn Cao làm nhạc hiệu của kênh và các chương trình quan trọng.
Kênh phát thanh FM96 mang đậm chất Hà Nội khi sử dụng bản nhạc "Người Hà Nội" của Nguyễn Đình Thi làm nhạc hiệu mở đầu.
Các khung giờ tin tức của kênh bao gồm: Thời sự sáng (5h30); Thời sự trưa (11h30); Thời sự chiều (18h00) cùng hệ thống các bản tin 5 phút chuyên biệt đầu giờ, các bản tin tổng hợp 15 phút (9h00, 15h00 và 21h00). "Góc nhìn Hà Nội" là sản phẩm mới, hứa hẹn khác biệt, nằm trong chương trình thời sự hàng ngày.
Các chương trình thời sự trưa (11h30), thời sự chiều (18h00) có thời lượng 60 phút/chương trình, thể hiện theo phong cách thời sự và âm nhạc. Theo đó, âm nhạc được sử dụng linh hoạt trong chương trình giúp thính giả tiếp nhận thông tin một cách nhẹ nhàng.
Hà Nội không chỉ có bốn mùa quen thuộc xuân - hạ - thu - đông, mà còn có cả một mùa để lưu giữ những bức ảnh, những thước phim, những xúc cảm và kỷ vật vô giá của một thời học trò dấu yêu sẽ không bao giờ trở lại.
Trong môi trường học đường, các thầy, cô giáo Tổng phụ trách Đội không chỉ là một giáo viên mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc dìu dắt các thế hệ đàn em thân yêu, góp phần hình thành nhân cách và những giá trị tốt đẹp cho thế hệ măng non đất nước, giúp các em rèn luyện, phấn đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ.
Bảo tàng Sinh học, Đại học Tổng hợp (nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên) được thành lập năm 1926. Đây là Bảo tàng Sinh học đầu tiên của Đông Dương. Trong dịp Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, lần đầu tiên, Bảo tàng đặc biệt này mở cửa cho người dân tham quan.
Sau cơn bão Yagi tàn phá, những cánh đồng ở xã Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội, đã hồi sinh với vẻ đẹp tràn đầy sức sống.
Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.
Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.
0