Tiếp tục hoãn đấu giá Ấn vàng của vua Minh Mạng
Đây là lần thứ hai hãng Million thông báo thay đổi thời gian diễn ra sự kiện quan trọng này, với cùng lý do là "có sự quan tâm mạnh mẽ từ phía Nhà nước Việt Nam".
Bảo vật Kim ấn được dự kiến đưa ra đấu giá lần đầu tiên vào ngày 31/10 với ký hiệu lô số 101 cùng hơn 300 hiện vật khác trong khối tài sản mà vua Bảo Đại để lại cho người vợ sau, bà Monique Baudot. Sau khi bà qua đời năm 2021, các tài sản này được chia cho những người thừa kế.
Hiện nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các cơ quan hữu quan đang rất tích cực vận động để có thể hồi hương ấn vàng. Theo nguồn tin riêng, đại diện của Bộ đã tiếp xúc trực tiếp với hãng đấu giá Millon để đàm phán mua trực tiếp hiện vật không qua đấu giá. Đây cũng là kênh duy nhất để tiến hành các biện pháp thương lượng, vì những người thừa kế tại Pháp đã ủy quyền cho hãng đại diện quyền lợi. Một đoàn công tác của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có mặt tại Pháp từ mấy ngày qua để tiến hành các công tác này. Cả đại diện Việt Nam và hãng đấu giá đều từ chối tiết lộ nội dung các cuộc thảo luận với lý do thương vụ vẫn đang diễn biến và chưa có kết quả cụ thể.
Kim ấn "Hoàng đế chi bảo" của vua Minh Mạng đúc bằng vàng ròng nặng 10,78 kg, kích thước 13,8x13,7kg, trên đúc nổi con rồng uốn khúc. Khi mới giới thiệu hiện vật, hãng Millon định giá kim ấn khoảng 2-3 triệu euro. Trong phiên đấu giá ngày 31/10 vừa qua, chiếc bát vàng của vua Khải Định, khối lượng 456,6 gram, có giá khởi điểm từ 20.000 đến 25.000 euro, đã được bán với giá cao gấp 44 lần, lên mức 680.000 euro, tương đương 16,7 tỷ đồng.
Giới sưu tầm cổ vật tại Pháp nhận định chiếc ấn vàng của vua Minh Mạng chắc chắn sẽ đắt hơn nhiều so với giá khởi điểm, thậm chí lên đến hàng chục triệu euro.
Bằng nỗ lực của các tổ chức, cá nhân, gần đây, nhiều cổ vật, bảo vật quý lưu lạc tại nước ngoài đã hồi hương. Tuy hiện nay các thủ tục hồi hương cổ vật đang gặp rào cản về hành lang pháp lý, cũng như tài chính, nhưng những lần hồi hương gần đây cho thấy, Việt Nam và quốc tế rất trân quý các giá trị di sản Việt Nam, cùng nỗ lực chung tay để bảo vật được hồi hương.
Sáng nay, 16/11, Lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 khai mạc tại vườn hoa đền Bà Kiệu và không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm. Đến dự chương trình có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà; Thống đốc tỉnh Kanagawa Kuroiwa Yuji và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki.
Bằng cách tích hợp các yếu tố đặc trưng của Việt Nam, chiếc áo in hình ly trà đá - biểu tượng quen thuộc của văn hóa đường phố Việt Nam - đã không chỉ góp phần quảng bá văn hóa nước nhà mà còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp văn hóa phát triển bền vững.
Giới thiệu tới công chúng những thiết kế thời trang lụa độc đáo, lấy cảm hứng từ 9 Bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, bộ sưu tập lụa "Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản" đã ra mắt ấn tượng vào tại Bảo tàng.
Triển lãm giao lưu văn hóa nghệ thuật Hàn Quốc – Việt Nam đã khai mạc tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Đây là hoạt động ý nghĩa thiết thực kỷ niệm lần thứ 30 thiết lập quan hệ ngoại giao Hàn Quốc - Việt Nam.
Ngày 15/11/2024, nhân kỷ niệm 101 năm ngày sinh của nhạc sĩ, thi sĩ, hoạ sĩ tài hoa Văn Cao, gia đình ông phối hợp cùng các đơn vị tổ chức một đêm nhạc đặc biệt mừng sinh nhật lần thứ 101 của ông với chủ đề "Văn Cao - Cha và Con”.
0