Tình tiết phiên xét xử phúc thẩm vụ 'Chuyến bay giải cứu'
Bị cáo Võ Thị Hồng (Giám đốc Công ty Minh Ngọc) bị tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt 6 năm 6 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Bị cáo Hồng bị cáo buộc 21 lần đưa hối lộ hơn 10 tỷ đồng để được cấp phép các chuyến bay. Bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Tại phiên tòa phúc thẩm, Giám đốc Công ty Minh Ngọc thừa nhận hành vi phạm tội như cáo buộc. Bị cáo trình bày, bản thân mới sinh con vào ngày 29/6/2023 và chi tiết này chưa được Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm xem xét. Hơn nữa bị cáo cũng đã tự thú.
Theo trình bày của bà Hồng, bị cáo triển khai các chuyến bay với mong muốn đưa công dân về nước, nhưng nộp hồ sơ mà không được phản hồi. Bà Hồng cho biết, với hai chuyến bay tiếp theo, khi sắp đến ngày bay thì nhận được công văn hủy chuyến nên bị cáo rất suy sụp, lo nghĩ áp lực đến mức ảnh hưởng đến sức khỏe. Các lần tiếp theo, bị cáo phải chi tiền mới được cấp phép chuyến bay.
Bị cáo Lê Văn Nghĩa (Giám đốc Công ty Nhật Minh) bị tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt mức án ba năm tù về tội "Đưa hối lộ". Bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và xin được hưởng án treo. Tại tòa, ông Nghĩa cũng thừa nhận việc đã 19 lần đưa hối lộ số tiền hơn 9 tỷ đồng để tổ chức 18 chuyến bay.
Theo trình bày của ông Nghĩa, bị cáo là người đầu tiên có đơn tố cáo đến cơ quan điều tra, là người đầu thú trước khi cơ quan điều tra khởi tố vụ án. Bị cáo mong được án treo để chữa trị nhiều bệnh.
Theo bản án sơ thẩm, bị cáo Hoàng Diệu Mơ (Tổng Giám đốc Công ty An Bình) đã 41 lần đưa hối lộ hơn 34 tỷ đồng cho nhiều người. Bị tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt 7 năm tù về tội "Đưa hối lộ", bà Mơ kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội và xin bổ sung một số tình tiết để mong được xem xét như bị cáo bị bệnh về tuyến giáp, cần được xạ trị, phạm tội trong tình thế buộc phải đưa hối lộ để công việc được trôi chảy. Ngoài ra, bị cáo có nhiều thành tích và bản thân tự thú giúp cơ quan điều tra mở rộng vụ án, mong Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt.
Cũng tại phiên tòa xét xử phúc thẩm, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng khai, bản án sơ thẩm chỉ nêu tóm tắt về việc doanh nghiệp đến gặp bị cáo, đưa tiền và bị cáo nhận. Nếu chỉ nêu như vậy thì chưa phản ánh khách quan, đầy đủ thực tế cũng như tính chất vi phạm. Theo ông Dũng, trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ liên quan đến tổ chức các chuyến bay, bị cáo không dám thực hiện bất cứ điều gì sai lệch với chủ trưởng của Đảng, nhà nước, không có động cơ kinh tế, âm mưu, ý đồ vòi vĩnh tiền hối lộ của doanh nghiệp. Tất cả đều xuất phát tự sự chủ động của doanh nghiệp, bị cáo chỉ giúp tháo gỡ khó khăn của họ. Cái sai của bị cáo là đã không dứt khoát từ chối những cám dỗ, để rơi vào vòng lao lý như ngày hôm nay, làm ảnh hưởng tới uy tín của Bộ Ngoại Giao nói riêng và Đảng, nhà nước nói chung. Do nhận thức được sai phạm, bị cáo đã tích cực phối hợp với cơ quan điều tra, thành khẩn khai báo để mong nhận được sự khoan hồng của pháp luật. Khi được phân công là thành viên Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19, bị cáo đã nỗ lực đưa 200.000 công dân về nước an toàn, vận động được 150 triệu liều vắc xin, viện trợ 22 triệu liều (tương đương với 3500 tỉ đồng) cứu giúp cho đồng bào.
Bên cạnh đó, cựu Thứ trưởng cũng trình bày bản thân được trao tặng nhiều phần thưởng như Huân chương lao động hạng 3, bố là lão thành cách mạng, đã có tuổi, sức khoẻ giảm sút, hơn nữa còn bị mắc bệnh thoát vị đĩa đệm. Vợ bị cáo bị bệnh hiểm nghèo, hiện đang phải chăm sóc mẹ già và cháu nhỏ chưa trưởng thành. Được trình bày trước toà, vợ ông Tô Anh Dũng cũng xin hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt cho chồng.
Chiều 20/11, TAND TP.HCM đã thẩm vấn bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Xuyên Việt Oil để làm rõ về hành vi gây thất thoát tài sản Nhà nước khi không nộp tiền Quỹ bình ổn giá và Thuế bảo vệ môi trường.
Ngày 21/11, phiên tòa xem xét kháng cáo của bà Trương Mỹ Lan, 68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng 47 người và các đơn vị, tổ chức liên quan, tiếp tục với phần bào chữa cho nhóm bị cáo thuộc Đoàn thanh tra về các sai phạm tại SCB.
Đi vào đường cấm như đường cao tốc, vành đai trên cao, đường một chiều,… là hành vi nguy hiểm và vi phạm luật giao thông đường bộ. Thực tế cũng đã có nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra, tuy nhiên vẫn có một số người dân ý thức chấp hành luật chưa tốt.
Một tình huống nguy hiểm vừa xảy ra vào ngày 19/11 tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, khi một em nhỏ suýt bị ô tô đâm trúng khi băng qua đường.
Chiều 21-11, lãnh đạo UBND phường Quang Trung, quận Đống Đa xác nhận, trong quá trình cải tạo hệ thống thoát nước trên phố Tây Sơn, các công nhân đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt nằm tại nơi có độ sâu gần 1 mét so với mặt đường.
Rạng sáng 21/11/2024, Công an thành phố Hải Phòng tiến hành kiểm tra vũ trường New MDM, vũ trường lớn nhất thành phố tại địa chỉ Lô 26D, phường Đông Khê, quận Ngô Quyền.
0