Tổng thống Mỹ công du Đức
Theo lịch trình, Tổng thống Biden có cuộc hội đàm song phương vào sáng 18/10 với người đồng cấp Đức Frank-Walter Steinmeier và Thủ tướng Olaf Scholz, trước khi nhóm họp với các nhà lãnh đạo Đức, Pháp và Anh.
Thủ tướng Scholz từng khẳng định, Đức và Mỹ là những nước ủng hộ lớn nhất cho Ukraine, đồng thời nhấn mạnh cần phải tìm kiếm biện pháp nhằm đảm bảo cuộc xung đột sớm chấm dứt.
Những lo ngại về nguy cơ leo thang căng thẳng ở Trung Đông trở thành xung đột toàn diện giữa Israel và Iran cũng đang là tâm điểm chú ý của dư luận quốc tế và dự kiến cũng sẽ là nội dung chính được thảo luận trong chuyến thăm. Theo kế hoạch ban đầu, Tổng thống Biden sẽ triệu tập một cuộc họp quy mô lớn hơn với sự tham gia của đại diện các nước ủng hộ Ukraine tại căn cứ không quân Ramstein của Mỹ ở Đức vào tuần trước, trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Đức kéo dài ba ngày.
Giảm khí thải từ phương tiện giao thông đã trở thành một nhiệm vụ cấp bách trên toàn cầu, trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng.
Hoạt động trong khu vực tư nhân của Mỹ tăng tốc khi các doanh nghiệp đặt kỳ vọng vào chính quyền mới sắp tới. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ đang phải đối mặt với thách thức kép.
Quân đội Ukraine tuyên bố trên Telegram đã phá hủy hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga ở Kursk.
Theo nhật báo Wall Street Journal, sau cuộc tấn công tỉnh Bryansk bằng tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ cung cấp, quân đội Ukraine có thể nhắm mục tiêu vào tỉnh Rostov của Nga.
Hôm nay, 24/11, hàng triệu cử tri Romania đi bỏ phiếu bầu tổng thống vòng 1 để chọn ra người lãnh đạo quốc gia trong nhiệm kỳ 5 năm tới. 13 chính trị gia tham gia tranh cử để chọn ra 2 ứng cử viên có số phiếu cao nhất bước vào vòng 2, dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 8/12 tới.
Sau hai tuần đàm phán hỗn loạn và căng thẳng, đại diện gần 200 quốc gia đã thông qua hiệp ước tài chính gây tranh cãi vào sáng nay, tại Hội nghị Thượng đỉnh về khí hậu thường niên lần thứ 29 (COP29) ở Baku, Azerbaijan.
0