TP.HCM: 184 DNTN sử dụng cụm từ 'bệnh viện' gây nhầm lẫn

Theo thống kê, TP.HCM có ít nhất 184 doanh nghiệp tư nhân (DNTN) sử dụng cụm từ "bệnh viện" khi đăng ký giấy chứng nhận kinh doanh tại Sở KH-ĐT, nhưng không hoạt động theo mô hình bệnh viện.

Một số trong đó buộc Sở Y tế TP.HCM phải cấp phép với tên gọi có cụm từ "bệnh viện" vì lý do phòng khám đăng ký lấy tên theo tên của doanh nghiệp đã được in trong giấy chứng nhận kinh doanh.

Theo quy định pháp luật Việt Nam, việc sử dụng từ “bệnh viện” trong tên gọi của các doanh nghiệp tư nhân hoặc tổ chức là không được phép nếu tổ chức đó không có chức năng y tế hoặc không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động như một bệnh viện.

Sở Y tế TP.HCM cho biết, trong những năm gần đây, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng cao, kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của các cơ sở y tế tư nhân. Tuy nhiên, trong số đó đã có các phòng khám lợi dụng sự thiếu am hiểu của dân để đặt tên cơ sở khám chữa bệnh theo cách gây hiểu lầm. Cụ thể là cơ sở kèm thêm tên "bệnh viện" trên biển hiệu, khiến người dân vô tình đến khám chữa bệnh và sử dụng dịch vụ mà chưa tìm hiểu rõ đó có phải là bệnh viện hay không.

Công ty TNHH bệnh viện thẩm mỹ E-Star chưa có giấy phép hoạt động khám chữa bệnh đã mang tên “bệnh viện”

Qua kiểm tra của Thanh tra Sở Y tế TP.HCM cho thấy, chỉ tính riêng trong năm 2024, có 10 cơ sở kinh doanh đăng ký chữ "bệnh viện" trong tên doanh nghiệp đã vi phạm pháp luật, bị xử lý vi phạm hành chính (6 phòng khám chuyên khoa, 3 phòng khám đa khoa, 1 cơ sở chăm sóc da, ngoài ra còn có 1 cơ sở hành nghề thẩm mỹ nhưng không có giấy phép hoạt động khám, chữa bệnh).

Tên gọi “bệnh viện” chỉ được cấp phép sử dụng cho các cơ sở y tế có chức năng khám, chữa bệnh theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Việc sử dụng tuỳ tiện cụm từ này mà không đáp ứng các điều kiện pháp lý có thể bị coi là vi phạm và dẫn đến các biện pháp xử phạt hành chính hoặc thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có yếu tố lừa đảo hoặc gây thiệt hại cho cộng đồng. Nhiều phòng khám tư nhân sử dụng tên gọi có cụm từ 'bệnh viện' trên các quảng cáo, biển hiệu, gây nhầm lẫn cho người dân trong việc lựa chọn dịch vụ y tế, tiềm ẩn nhiều rủi ro về chất lượng và hiệu quả khám chữa bệnh.

Trước tình hình trên, Sở Y tế TP.HCM kiến nghị bộ, ngành và các đơn vị liên quan xem xét, bổ sung các quy định pháp lý về việc đặt tên cơ sở y tế, khắc phục tình trạng các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phòng khám nhưng sử dụng danh nghĩa tên "bệnh viện". Tiếp theo là siết chặt quy trình cấp phép. Cụ thể là trong thời gian chờ cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh các quy định liên quan, đề nghị Sở KH-ĐT TP.HCM, phòng Tài chính - Kế hoạch quận, huyện xem xét, siết chặt quy trình thẩm định và từ chối cấp phép đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cơ sở khám chữa bệnh có tên đăng ký không đúng hình thức tổ chức được quy định tại khoản 1, Điều 48, luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Cụ thể là đối với các doanh nghiệp xin đăng ký tên có ngành hoạt động không phải là bệnh viện nhưng đặt tên có cụm từ "bệnh viện". Các doanh nghiệp tư nhân đã đăng ký tên là "bệnh viện", trong trường hợp không đủ phạm vi hoạt động đầy đủ là một bệnh viện thì thực hiện việc điều chỉnh tên và không tiếp tục sử dụng từ "bệnh viện" trong tên gọi.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mặc dù đã được lực lượng chức năng đưa ra các khuyến cáo để phòng ngừa, tuy nhiên, một số người dân vẫn lơ là, mất cảnh giác, khiến tình trạng trộm cắp tài sản gia tăng.

Khoảng 17 giờ 15 phút chiều 23/10, Tổ công tác đặc biệt số 8 - Công an Thành phố (CATP) Hà Nội do Thiếu tá Phùng Đông Hà, cán bộ Đội Cảnh sát giao thông số 14 - Phòng Cảnh sát giao thông CATP Hà Nội làm tổ trưởng, đã phát hiện, bắt giữ một người đàn ông mang theo gần 100 viên hồng phiến.

Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy Công an Thành phố phối hợp các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an và lực lượng Hải quan vừa phát hiện và triệt phá đường dây mua bán trái phép chất ma túy từ Cộng hòa Séc về Việt Nam. Ma túy được cất giấu tinh vi trong các túi đụng thức ăn cho chó, mèo.

UBND TP Hà Nội vừa có báo cáo kết quả thực hiện việc xử lý các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy chữa cháy (PCCC) được đưa vào sử dụng trước khi Luật PCCC số 27/2001/QH10 có hiệu lực.

Khoảng 17h30 phút chiều 23/10, tại điểm mở trên đường Cầu Giấy - Xuân Thủy, hai người phụ nữ đi xe máy đã rẽ khá nhanh từ làn trong để sang đường. Tình huống bất ngờ khiến xe taxi Xanh SM không thể xử lý nên xảy ra va chạm.

Bộ Công an đang lấy ý kiến về Dự thảo lần 3 Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, tịch thu xe.