TP.HCM: Nhiều cơ sở nha khoa, thẩm mỹ 'chui' bị xử phạt

Thanh tra Sở Y tế TP.HCM vừa ra quyết định xử phạt nhiều cơ sở thẩm mỹ, nha khoa và các cơ sở kinh doanh dịch vụ làm đẹp "chui" gắn mác bệnh viện, với số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng, kèm theo hình thức phạt bổ sung là đình chỉ dài hạn.

Thanh tra Sở Y tế TP.HCM  quyết định xử phạt Công ty TNHH Bệnh viện thẩm mỹ E-STAR địa chỉ 59 Nguyễn Hữu Cầu, phường Tân Định, Quận 1 (TP.HCM) số tiền 160 triệu đồng. Lý do: cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh không có giấy phép hoạt động; quảng cáo dịch vụ khám, chữa bệnh khi chưa có giấy phép hoạt động. Cơ sở này bị đình chỉ hoạt động trong thời hạn 18 tháng, buộc phải tháo gỡ, xóa quảng cáo khi chưa có giấy phép hoạt động khám, chữa bệnh.

Công ty TNHH Bệnh viện thẩm mỹ E-STAR địa chỉ 59 Nguyễn Hữu Cầu, phường Tân Định, Quận 1 (TP.HCM).

Công ty TNHH một thành viên dịch vụ AI Medicall địa chỉ 78 Nguyễn Văn Thủ, phường Đa Kao, Quận 1, bị xử phạt với mức 120 triệu đồng, đình chỉ hoạt động khám, chữa bệnh 4,5 tháng và buộc gỡ, xóa bảng quảng cáo trái phép. Thanh tra Sở Y tế chỉ rõ, đơn vị này đã sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người làm thay đổi màu sắc, hình dạng, cân nặng… khi không phải là bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ hoặc phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ. Bà Nguyễn Thị Thúy Kiều, nhân viên công ty này bị xử phạt 35 triệu đồng, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp 1 triệu đồng có được do vi phạm khi chưa được cấp chứng chỉ hành nghề.

Công ty TNHH phòng khám chuyên khoa Viện thẩm mỹ quốc tế MT Korea địa chỉ số 5 đường số 6, Phường 10, quận Gò Vấp, bị xử phạt 111 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động trong thời gian 4 tháng.

Công ty TNHH phòng khám chuyên khoa Viện thẩm mỹ quốc tế MT Korea

Thanh tra Sở Y tế xử phạt nhiều cơ sở nha khoa khác như Công ty cổ phần Nha khoa Delia Sài Gòn số tiền 45 triệu đồng, Công ty TNHH Nha khoa Blue Gem (quận Bình Thạnh) 8 triệu đồng...

Theo số liệu của Thanh tra Sở Y tế, từ đầu năm đến nay, đã có 10 cơ sở kinh doanh đăng ký chữ "bệnh viện" trong tên doanh nghiệp, bị xử lý vi phạm hành chính. Các cơ sở này chủ yếu là phòng khám chuyên khoa mắt, răng hàm mặt, cơ sở thẩm mỹ, chăm sóc da… Điều này đã gây nhầm lẫn cho người dân trong việc lựa chọn dịch vụ y tế, tiềm ẩn nhiều rủi ro về chất lượng và hiệu quả khám chữa bệnh tại các cơ sở này.

 

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch triển khai Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Mới đây, cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đã có Công văn hoả tốc về việc tăng cường công tác truyền thông, khám, phân loại, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Sáng 29/11, Bộ Y tế đã mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (1/12) với chủ đề “Công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS - Hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030”. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm dự và phát biểu chỉ đạo.

Việt Nam đã ghi nhận 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi tính từ đầu năm, trong đó TP.HCM 3 ca, Bến Tre và Bình Dương mỗi địa phương 1 ca tử vong.

Ngày 29/11, Sở Y tế tỉnh Bình Dương chính thức phản hồi về ca tử vong liên quan đến bệnh sởi, đồng thời khẳng định, địa phương đang triển khai các biện pháp nhằm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh. Đây là một trường hợp đáng tiếc, nhưng cũng là lời cảnh báo người dân không nên chủ quan với bệnh sởi.

Sáng 29/11, Bộ Y tế đã mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (1/12), với chủ đề “Công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS - Hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030”.