Trải nghiệm 'Thắp sáng văn hoá dân gian năm châu'

Lễ hội trò chơi với chủ đề "Thắp sáng văn hoá dân gian năm châu" đã được tổ chức tại Trường Tiểu học Lê Quý Đôn nhằm giúp học sinh hiểu thêm về nét đẹp văn hoá của quê hương Việt Nam và các nước trên thế giới.

Những trò chơi của Việt Nam như kéo mo cau, đi cầu khỉ, nhảy dây, chơi chuyền,… hay những trò chơi thú vị của các nước bạn như trò chơi ghim bóng, khúc côn cầu trên bàn phao ống, trò chơi ném ngô;… tất cả đều được các em học sinh Trường tiểu học Lê Quý Đôn hưởng ứng nồng nhiệt. Một ngày hội trò chơi thật sự hào hứng, ở đó các em vừa trải nghiệm trò chơi, vừa hiểu thêm những kiến thức về văn hóa các nước trên thế giới.

Chia sẻ về quá trình tổ chức và chuẩn bị cho lễ hội trò chơi, cô giáo Phạm Thu Trang, Tổ trưởng Tổ Tiếng Anh, Trường Tiểu học Lê Quý Đôn, Quận Nam Từ Liêm cho biết đã toàn bộ giáo viên tổ Tiếng Anh bao gồm cả giáo viên Việt Nam và giáo viên nước ngoài đã chuẩn bị các trò chơi dân gian đến từ các nước Anh, Úc, Mỹ, Canada,... từ những nguyên liệu đơn giản và được tái chế.

Các em học sinh không chỉ được tìm hiểu các trò chơi dân gian Việt Nam mà còn các trò chơi của nhiều nước trên thế giới.

Học sinh Dương Thảo Chi, Trường Tiểu học Lê Quý Đôn, quận Nam Từ Liêm cho biết: "Con thấy các bạn chơi rất giỏi và rất vui. Qua các trò chơi này con thấy mình có thể tìm hiểu văn hoá của các nước khác."

Lễ hội trò chơi "Thắp sáng văn hoá dân gian năm châu" là một phần trong thông điệp năm học "Sáng" của nhà trường, được giải mã từ ô chữ gồm bốn yếu tố: Dạy đặc sắc, Học sáng tạo, Chơi cá tính, Tỏa yêu thương.

Với việc tổ chức đa dạng hoá các hoạt động trải nghiệm, nhiều trường học trên địa bàn thành phố đã trang bị thêm cho học sinh các kỹ năng sống và kiến thức bổ ích. Từ đó hình thành những thói quen tốt, rèn luyện sự tự tin, tư duy sáng tạo, khả năng tập trung, khơi dậy niềm đam mê học tập trong thế hệ trẻ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

"Xuống phố 4" - triển lãm tiếp theo trong seri "Xuống phố" đã chính thức khai mạc, đánh dấu sự trở lại của họa sĩ Phạm Bình Chương.

Trong Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội quan tâm tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV chính là làm sao để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh cho sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong thời kỳ mới.

Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam cho biết, từ ngày 1 đến 30/11, đơn vị sẽ tổ chức các hoạt động với chủ đề "Về miền di sản tinh hoa và bản sắc" nhằm giới thiệu các hoạt động dân ca, dân vũ, ẩm thực, phong tục tập quán của đồng bào với du khách.

Nội dung số liên quan đến lịch sử đang được thế hệ trẻ khai thác rất tốt trên mạng xã hội thời gian qua. Góc nhìn trẻ trung đến từ đội ngũ tác giả, chủ yếu là học sinh - sinh viên, đã mở ra một hướng đi mới đầy hứa hẹn, hiện đại và thú vị hơn trong việc tiếp cận lịch sử.

Sáng 1/11, Hội Nhà báo Việt Nam, Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Tọa đàm và trưng bày chuyên đề “Nhà báo, nhà ngoại giao Lý Văn Sáu: Một tấm lòng son sắt”, kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà báo Lý Văn Sáu (5/11/1924 - 5/11/2024).

Lăng đá Quận Vân ở thôn Nỏ Bạn được xây dựng từ năm 1733. Công trình là nơi an nghỉ của Quận công Đại giang Đỗ Bá Phẩm, từng làm trấn thủ Nam Sơn thời chúa Trịnh Giang.