Trung Quốc chế tạo máy đào hầm lớn nhất thế giới

Máy đào hầm (TBM) lớn nhất thế giới có tên Giang Hải, nặng 5.000 tấn, dài 145 m và đường kính 16,64 m, được sản xuất ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. TBM có đường kính đầu cắt tương đương một tòa nhà 5 - 6 tầng.

Thiết kế của cỗ máy tập trung vào hoạt động ở các đới đứt gãy, có thể chịu dòng nước bùn tràn vào đột ngột. Đầu cắt hình nhẫn của nó cho phép đào đất trong điều kiện cực hạn, trong khi chế độ vận hành kép giúp khoan và nổ đồng thời, cải thiện tốc độ và hiệu suất. Đầu cắt rỗng giúp định hướng dễ dàng hơn trong điều kiện địa chất phức tạp.

TBM mới sẽ được sử dụng để xây đường hầm ngang qua sông Trường Giang ở tỉnh Giang Tô, nối Nam Thông và Tô Châu. Đường hầm này nằm trong dự án đường cao tốc 39 km dự kiến hoàn thành năm 2028

Mẫu TBM Giang Hải sẽ di chuyển ở tốc độ 12-16 m/ngày, quá trình đào hầm sẽ kéo dài khoảng 2,5 năm. Do đường hầm nằm gần cửa sông Trường Giang, độ chính xác phải nằm trong khoảng 1 cm để đảm bảo an toàn cho các đập trên sông.

Máy đào hầm Giang Hải của Trung Quốc hiện được trang bị các hệ thống thông minh, ứng dụng công nghệ 5G, trí tuệ nhân tạo (AI) và hệ thống định vị vệ tinh BeiDou. Một bước tiến quan trọng là khả năng phân tích và quyết định tự động. Ngoài ra, cỗ máy được trang bị các thiết bị thu thập và phân tích dữ liệu theo thời gian thực để hỗ trợ khoan với hệ thống tiết kiệm năng lượng và giảm tiêu thụ điện năng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Siêu xe Praga Bohema được chế tạo thủ công tại nhà máy ở cộng hòa Séc, mỗi năm chỉ có tối đa 20 chiếc được sản xuất và có mức giá đắt đỏ hơn 1,4 triệu USD.

2024 là năm thị trường ô tô Việt Nam đón nhận rất nhiều mẫu xe mới. Bên cạnh xe xăng, xe thuần điện thì sự góp mặt của một số mẫu xe hybrid cũng gây được sự chú ý vì công nghệ hiện đại và tiết kiệm nhiên liệu.

Kia đã chính thức giới thiệu một mẫu SUV cỡ nhỏ hoàn toàn mới. Mẫu xe này sẽ là đối thủ đáng gờm cạnh tranh với Hyundai Venue, Skoda Kylaq và Suzuki Brezza.

Tàu Sohar Max 400.000 tấn trang bị 5 cánh buồm rotor giúp tàu tăng tốc và tiết kiệm đáng kể nhiên liệu.

Trong lịch sử phát triển đường sắt Việt Nam, những đầu máy diesel đã từng là biểu tượng của đổi mới và tiên phong trong công nghệ. Trong số đó, hai đầu máy D8E-1001 và 1002 đã đánh dấu một bước nhảy vọt quan trọng trong khả năng chế tạp và lắp ráp của người Việt.

Sáng 12/12, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua tờ trình Nghị quyết xây dựng “Vùng phát thải thấp” (LEZ). Để hiểu rõ hơn về vùng phát thải thấp cũng như cách thức kiểm soát phương tiện trong vùng phát thải thấp, cùng theo dõi cuộc trò chuyện của phóng viên Duy Anh và anh Phạm Thành Lê - Quản trị viên cộng đồng Otofun.