Trung Quốc sắp hoàn thành đài quan sát ngầm

Trung Quốc đang gấp rút hoàn thiện việc xây dựng cơ sở nghiên cứu vật lý trị giá 300 triệu USD nằm sâu 700m dưới lòng đất ở tỉnh Quảng Đông. Dự án có tên "Đài quan sát Neutrino ngầm Giang Môn (JUNO)" đã được xây dựng trong 10 năm qua.

Dự án này hoàn thành được kỳ vọng sẽ giúp Trung Quốc tiến gần hơn một bước tới đo hạt Neutrino bí ẩn sau khi lắp đặt máy dò hình cầu khổng lồ dưới lòng đất ở tỉnh Quảng Đông. Neutrino là những hạt cơ bản rất khó phát hiện do chúng không có điện tích, khối lượng rất nhỏ và di chuyển ở tốc độ gần bằng vận tốc ánh sáng. Gần như mọi hạt truyền qua môi trường chất lỏng mà không để lại dấu vết, vài loại tương tác với chất lỏng, tạo ra hai chớp sáng mà hàng nghìn ống quang dò ánh sáng có thể ghi nhận.

Khối cầu được xây dựng có đường kính khoảng 35 m, là bộ phận trung tâm của Đài quan sát Neutrino dưới lòng đất Giang Môn. Khối cầu sẽ chứa khoảng 20.000 tấn chất phát sáng nhấp nháy và treo lơ lửng trong 35.000 tấn nước tinh khiết ở độ sâu 700 m dưới lòng đất để đo khối lượng của các loại Neutrino khác nhau tạo bởi hai nhà máy điện hạt nhân gần đó.

Khối cầu đã được lắp đặt và các kỹ sư đang tiến hành lắp ráp lớp vỏ kim loại bên ngoài của nó cùng ống quang. Quá trình lắp đặt dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối tháng 11 và cơ sở này sẽ bắt đầu thu thập dữ liệu từ tháng 8 năm sau. Tất cả kết quả thu được trong quá trình xây dựng và vận hành trong tương lai của Đài quan sát ngầm sẽ được công bố bởi nhóm hợp tác quốc tế.

Dự án này được kỳ vọng sẽ giúp Trung Quốc tiến gần hơn một bước tới việc đo hạt Neutrino bí ẩn.
Dự án này được kỳ vọng sẽ giúp Trung Quốc tiến gần hơn một bước tới việc đo hạt Neutrino bí ẩn.

Theo bà Vương Nhất Phương, nhà khoa học trưởng của dự án và Giám đốc Viện vật lý năng lượng cao (IHEP) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, nhờ phát triển nhiều công nghệ để nâng cấp Đài quan sát này, bao gồm ống quang dò ánh sáng hiệu quả nhất thế giới, Trung Quốc sẽ là nước đầu tiên giải được bí ẩn về loại Neutrino nào có khối lượng lớn nhất. Tất cả kết quả thu được trong quá trình xây dựng và vận hành trong tương lai của Đài quan sát ngầm sẽ được công bố bởi nhóm hợp tác quốc tế.

Dự án này sẽ mất 5 - 6 năm để thu thập tổng cộng 100.000 tín hiệu nhằm giải quyết câu hỏi về khối lượng Neutrino.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hơn 1 tỷ người trên thế giới đang sống trong tình cảnh nghèo cùng cực, với hơn một nửa trong số đó là trẻ em. Đây là đánh giá trong Báo cáo Chỉ số nghèo đói đa chiều (MPI) do Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Sáng kiến phát triển con người và nghèo đói Oxford (OPHI) công bố.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày 17/10 đã cắt giảm lãi suất thêm 0,25%, đánh dấu lần thứ ba trong năm ECB đưa ra quyết định này.

Một tòa án tại Bangladesh vừa phát lệnh truy nã bà Sheikh Hasina - cựu Thủ tướng bị lật đổ hồi tháng 8, với cáo buộc về "tội ác chống lại loài người".

Sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trình bày "Kế hoạch chiến thắng" trước Quốc hội nước này, cả Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Nga đã lên tiếng về kế hoạch này của Ukraine.

Liên minh châu Âu (EU) đã tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh đầu tiên với 6 quốc gia thành viên Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) gồm Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar, Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) nhằm cùng lên tiếng kêu gọi chấm dứt các cuộc xung đột và ngăn chặn chiều hướng leo thang căng thẳng ở Trung Đông.

Cuộc họp lần thứ 23 của Hội đồng các nguyên thủ Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) 2024 hôm 17/10 đã khép lại tại Thủ đô Islamabad của Pakistan, với các cam kết được nêu bật trong chủ đề “Tăng cường đối thoại đa phương, phấn đấu hướng tới hòa bình và thịnh vượng bền vững”.